Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Công tác an toàn vệ sinh lao động 5 năm qua và định hướng phát triển

16/12/2011

Trong 5 năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực này ngày một chặt chẽ. Hệ thống các văn bản pháp luật chỉ đạo và hướng dẫn, đảm bảo thực thi chế độ chính sách về bảo hộ lao động (BHLĐ) cho người lao động thường xuyên được rà soát, nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể, đã có 83 văn bản được bổ sung, sửa đổi và 15 văn bản bị bãi bỏ hiệu lực. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức và cán bộ từng bước được củng cố, 36/63 địa phương đã thành lập Phòng Việc làm và An toàn, đặc biệt là Bộ Xây dựng đã thành lập Phòng chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động.

Năm 2005, Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và PCCN đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng, đã hệ thống lại những thành tựu trong công tác ATVSLĐ tới năm 2005 đồng thời chỉ ra những việc cần làm trong tương lai. Hồ sơ quốc gia năm 2010 đã bổ sung và cập nhật các chính sách quốc gia, các văn bản pháp luật cũng như các hoạt động và tình hình ATVSLĐ-PCCN trong giai đoạn 2006-2009, làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách, chiến lược trong những năm tới.

Triển khai Khoản 2, Điều 95 của Bộ luật Lao động, Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với những chính sách tổng thể và toàn diện nên khi đưa vào thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế xã hội. Đó là, tần suất tai nạn lao động chết người trong một số lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ đã có xu hướng giảm dần, tiết kiệm chi phí và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhận thức của các cấp, các ngành, của người sử dụng lao động và người lao động về tầm quan trọng của việc đảm bảo công tác ATVSLĐ-PCCN đã từng bước thay đổi. Nhiu doanh nghiệp đã nhn thc rõ tác động ca công tác ATVSLĐ đến năng sut, cht lượng sn phm, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vc sn xut, gia công hàng xut khu nên đã quan tâm tới vic xây dng h thng qun lý công tác ATVSLĐ, xây dng văn hóa an toàn nơi làm vic, hướng ti vic đáp ng các tiêu chun quc tế về điều kiện lao động (ĐKLĐ), thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Qua đó, giúp người lao động đảm bảo sức khoẻ, giảm thiểu nguy cơ mắc BNN, nâng cao năng suất lao động, tạo uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công tác ATVSLĐ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm triển khai, tác động tích cực đến nhận thức của hàng triệu nông dân.

Hoạt động huấn luyện cũng được triển khai trên cả nước, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ như khai thác than, xây dựng, điện, hóa chất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và trong sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi năm, có trên 9.000 cán bộ quản lý từ cấp trung ương, cấp tỉnh đến cấp quận huyện, xã phường, 11.000 người sử dụng lao động, cán bộ quản lý ATVSLĐ và hơn 1,2 triệu người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hàng ngàn nông dân được huấn luyện về nghiệp vụ, kỹ năng thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và các vấn đề liên quan đến ATVSLĐ.... Ước tính số người lao động được tập huấn trong giai đoạn 2006 – 2008 nhiều gấp 3 lần giai đoạn 2001- 2005.

Hệ thống huấn luyện về ATVSLĐ tại các tỉnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị kinh tế phi kết cấu và trong lĩnh vực nông nghiệp đã được thiết lập. Các chương trình huấn luyện như WIND, WISE, WISH, WISCON, POSITIVE cũng được áp dụng hiệu quả. Từ năm 2004 đến 2010, đã có 31/63 địa phương đã triển khai Chương trình ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp theo phương pháp WIND-(Work Improvement in Neighbourhood Development-Phát triển tình làng nghĩa xóm để cải thiện điều kiện lao động), với 159 giảng viên nguồn cấp tỉnh, 788 tình nguyện viên nông dân ATVSLĐ, trên 10.000 nông dân tham gia và đã có hơn 50.000 cải thiện về ATVSLĐ được chính người nông dân thực hiện. Năm 2010, có 17 địa phương triển khai thí điểm chương trình WISE trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Work Improvement in Small Enterprises) với 104 giảng viên nguồn, 226 doanh nghiệp tham gia và có 619 cải thiện đã được thực hiện sau khóa tập huấn. Năm 2010, cũng đã triển khai chương trình huấn luyện cho đội ngũ giảng viên nguồn (WISH/TOT) về ATVSLĐ cho lao động trong gia đình (chương trình WISH – Work Improvement for Safe Home). Kết quả, đã có 24 giảng viên nguồn, 304 lao động tại các làng nghề truyền thống, khu vực sản xuất nhỏ và siêu nhỏ tham gia, nhiều cải thiện đã được người lao động thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực.

Các hoạt động hợp tác quốc tế cũng ngày càng được tăng cường và mở rộng với các nước và các tổ chức quốc tế .... Mỗi năm, Chương trình quốc gia đã thu hút được gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn quốc tế hỗ trợ. Công tác ATVSLĐ của Việt Nam được các tổ chức quốc tế quan tâm và đánh giá cao. Việt Nam đã được các nước ASEAN chọn làm nước điều phối về Hồ sơ quốc gia và Chương trình quốc gia về ATVSLĐ trong khu vực. Hiện nay, nước ta còn là thành viên chính thức của Tổ chức Thanh tra lao động thế giới (IALI); là thành viên và là phó chủ tịch của Hiệp hội Bảo hiểm an toàn mỏ quốc tế (ISSA Mining) từ năm 2010.

Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh và đa dạng hóa, đặc biệt là trên hệ thống truyền thông đại chúng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người lao động, từ đó góp phần vào việc giảm TNLĐ và ngăn chặn BNN. Hàng trăm loại ấn phẩm truyền thông (tờ rơi, tranh, áp phích, sách, tạp chí...) về ATVSLĐ được xây dựng. Hàng vạn tờ rơi, sách, đĩa CD, DVD tuyên truyền được phát miễn phí tới tận tay người sử dụng lao động và người lao động. 29 góc tuyên truyền về BHLĐ tại nơi sản xuất ở một số địa phương đã đi vào hoạt động hiệu quả. Mạng quốc gia về ATVSLĐ được duy trì và phát triển. Trang thông tin điện tử an toàn lao động thường xuyên được cập nhật, nâng cấp để phát triển kho dữ liệu (antoanlaodong.gov.vn). Số lượt người truy cập hàng ngày có khoảng từ 130.000-150.000 người, và đến nay đã có trên 23 triệu lượt người truy cập trang web http://www.antoanlaodong.gov.vn. Mỗi năm từ trung ương đến địa phương đã tổ chức hàng chục cuộc thi (thi sáng tác tranh, áp phích; nông dân với công tác ATVSLĐ; phương án cải thiện điều kiện lao động...), hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị với sự tham gia của hàng vạn người lao động.

Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐamp;PCCN) là sự kiện quan trọng hàng năm do Chính phủ phát động, được các cấp, các ngành, doanh nghiệp và hàng triệu người lao động hưởng ứng, được nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm theo dõi, đã góp phần tạo một diện mạo mới cho công tác ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ.

Có thể nói, trong 5 năm qua, các hoạt động của công tác ATVSLĐ đã góp phần tạo ra những chuyển biến thực sự trong việc đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc ở nơi sản xuất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức về tầm quan trọng của ATVSLĐ trong toàn xã hội đã từng bước được thay đổi. Có thể thấy, lao động có chất lượng, năng suất lao động cao, con người được chăm sóc về sức khỏe và được đảm bảo an toàn về tính mạng đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong sự phát triển hài hòa, tiến bộ và bền vững của xã hội cũng như của mỗi doanh nghiệp.

Trong giai đoạn tiếp theo (2011-2015), Chương trình quốc gia về ATVSLĐ tiếp tục xác định rõ mục tiêu phải hướng tới là: Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được là: (1) Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất; (2) Trung bình hằng năm tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; (3) Trung bình hằng năm tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động; (4) Hằng năm trên 40.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; 10.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 40.000 cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động; (5) Đến năm 2015, có trên 1.000 làng nghề, 5.000 hợp tác xã, 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về ATVSLĐ; (6) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động; (7) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.

Để có thể đạt được các mục tiêu đề ra, Chương trình đề ra 6 hoạt động cần triển khai thực hiện như sau: (1) Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ; (2) Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư phòng ngừa TNLĐ trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, xây dựng; cải thiện điều kiện lao động trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. (3) Các hoạt động phòng, chống BNN, chăm sóc sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc; (4) Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng; (5) Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo hộ lao động, ATVSLĐ trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, bao gồm: khai thác và chế biến than, đá; luyện kim; phân bón; hoá chất; xây dựng và một số ngành, nghề khác. (6) Hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết./.


Vũ Như Văn

Q. Cục trưởng Cục An toàn Lao động

Xem