Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

An toàn –vệ sinh lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

13/12/2011

Theo tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong năm 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 5.125 vụ TNLĐ làm 5.307 người bị nạn, trong đó số vụ TNLĐ chết người là 554 vụ; số người chết là 601 người; số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên là 105 vụ; số người bị thương nặng là 1.260 người và nạn nhân là lao động nữ: 944 người. Như vậy, so với năm 2009, số vụ TNLĐ và số nạn nhân giảm nhưng số vụ TNLĐ có người chết và số người chết tăng 9,27%.

(Lược ghi phát biểu của Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh tại Lễ phát động Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ lần thứ 13 )

Theo tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong năm 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 5.125 vụ TNLĐ làm 5.307 người bị nạn, trong đó số vụ TNLĐ chết người là 554 vụ; số người chết là 601 người; số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên là 105 vụ; số người bị thương nặng là 1.260 người và nạn nhân là lao động nữ: 944 người. Như vậy, so với năm 2009, số vụ TNLĐ và số nạn nhân giảm nhưng số vụ TNLĐ có người chết và số người chết tăng 9,27%.

Cũng trong năm này, chi phí do tai nạn lao động (TNLĐ) bao gồm chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương… lên tới 133,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 3,9 tỷ đồng và tổng số ngày nghỉ kể cả nghỉ chế độ do TNLĐ là 75.454 ngày. Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình. Các địa phương có số vụ TNLĐ chết người ở mức cao trong năm 2010 vẫn là những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện. Đáng chú ý là tại một số địa phương phát triển công nghiệp tần suất TNLĐ (số người bị chết do tai nạn lao động tính trên 1000 lao động tham gia sản xuất) đang có tín hiệu giảm hằng năm, như: Thành phố Hồ Chí Minh (tần suất tai nạn lao động chết người năm 2008 là 0,330/00 , năm 2009 là 0,20/00 , năm 2010 là 0,190/00 ), Đồng Nai (tần suất tai nạn lao động chết người năm 2008 là 0,150/00 , năm 2009 là 0,150/00, năm 2010 là 0,080/00 ).

Đứng đầu những nghề có tỷ lệ xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cao là Khai thác mỏ và xây dựng với 122 người chết, chiếm tỷ lệ 20,29%. Đứng thứ hai là lao động giản đơn trong một số ngành nghề với 115 người chết, chiếm tỷ lệ 19,13%. Đứng thứ ba là gia công kim loại, cơ khí và các thợ có có liên quan, chiếm tỷ lệ 6,82%. Tiếp theo là ngành lắp ráp và vận hành máy, chiếm tỷ lệ 6,82%.

Theo đánh giá, nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ thường do cả ba phía, phía người sử dụng lao động chủ yếu là do thiết bị không đảm bảo an toàn với 340 vụ chiếm 6,8%. Ngoài ra còn do không huấn luyện về ATLĐ chiếm 5,26%; không có quy trình biện pháp ATLĐ chiếm 4,39% và thấp nhất là do không có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 2,16%. Còn về phía người lao động, nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc về an toàn lao động, chiếm 29,54%; không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5,03%; còn do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động chiếm 3,45%. Đặc biệt về phía các cơ quan quản lý Nhà nước dù đã có chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hộ lao động, an toàn lao động (Nghị định số 47/2010/NĐ-CP) nhưng mức xử phạt còn thấp nên vẫn chưa đủ sức răn đe.

Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, các hộ kinh doanh cá thể, làng nghề, nông nghiệp chưa được cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng và người lao động. Tất cả điều đó đều dẫn tới việc vi phạm các quy định an toàn – vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp.

Có một thực tế, tại các quận huyện, thị xã chưa có cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, do đó chưa thể quản lý được công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn, lại càng không thể kiểm tra xử lý được các vi phạm về ATVSLĐ.

Để khác phục những hạn chế nêu trên cần thực hiện các giải pháp sau:

Trước hết, phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tập đoàn và tổng công ty và của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như của người lao động.

Thứ hai, các Bộ, ngành và các địa phương cần xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương; Ưu tiên mục tiêu ngăn chặn tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Mỗi địa phương cần xây dựng mô hình quản lý công tác an toàn – vệ sinh lao động, mô hình phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện; kiên quyết xử lý các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định của phát luật về an toàn - vệ sinh lao động

Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền thông qua các chuyên đề về an toàn-vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; giúp người sử dụng lao động và người lao động nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành các quy định về an toàn-vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại chính nơi làm việc của mình.

Để thực hiện tốt chủ đề của Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ và PCCN năm nay là “An toàn- Vệ sinh lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, trước hết, người sử dụng lao động cần có nhận thức đúng và rõ trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người lao động, tăng cường cải thiện điều kiện lao động vì lợi ích trực tiếp và lâu dài của doanh nghiệp; coi trọng việc đổi mới công nghệ, tăng đầu tư phương tiện phòng ngừa, và thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nguy cơ cháy nổ. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn thể hiện sự quan tâm tới quyền và lợi ích của người lao động, đem lại hạnh phúc cho họ. Tiếp đến, đối với người lao động, cần hiểu rằng mình có quyền được làm việc trong môi trường an toàn, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng trong quá trình lao động. Quyền đó không phải chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động, mà còn là nghĩa vụ mà mình phải thực hiện trong quá trình lao động sản xuất. Nếu hiểu và làm tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ là phương cách tự bảo vệ mình hiệu quả nhất, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực nhất cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tuần lễ quốc gia ATVSLĐamp;PCCN là cao trào của một năm trong hoạt động thông tin tuyên truyền cho công tác này và cần được làm thường xuyên, liên tục trong cả năm nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và của người sử dụng lao động, người lao động trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe và hạnh phúc của người lao động cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp./.

Nguồn: Tạp chí Lao động

Xem