Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo xã hội ngày càng an sinh hơn. Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn là chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước
TS. Phạm Minh Huân
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo xã hội ngày càng an sinh hơn. Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn là chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Đại hội X của Đảng đã khẳng định “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội…”. Thực tiễn trong thời gian vừa qua, với việc Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH).
I. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007-2010
1. Công tác chỉ đạo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trên cơ sở Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XI, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội như:
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
- Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội);
- Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Cùng các Nghị định khác của Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Các Bộ đã ban hành hơn 20 Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định, Quyết định.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký kết chương trình phối hợp công tác năm với một số Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…nhằm cụ thể hóa các hoạt động phối hợp trong công tác xây dựng văn bản cũng như công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BHXH.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: mở lớp tập huấn; bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ chức diễn đàn đối thoại với các doanh nghiệp; phối hợp với báo, đài phát thanh truyền hình thực hiện các phóng sự về BHXH; trả lời phỏng vấn; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về Luật BHXH…
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH trong phạm vi địa phương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với các Sở ban ngành tại địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH đến người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra
Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Bộ ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra hàng chục địa phương với hàng trăm đơn vị sử dụng lao động; đồng thời chỉ đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp thường xuyên với các ban, ngành liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách BHXH của các doanh nghiệp tại các địa phương.
Để tăng cường việc chỉ đạo thực hiện pháp luật về BHXH, tiếp theo công văn số 4869/LĐTBXH-BHXH ngày 23/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 06/10/2010, Bộ có công văn số 3463/LĐTBXH-BHXH gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đôn đốc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Đối tượng tham gia và số thu bảo hiểm xã hội
Các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã mở rộng dần, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, còn có hình thức BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. Số đối tượng tham gia BHXH tăng do chính sách quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, mặt khác quy định về chế tài đã phát huy tác dụng đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Cụ thể:
Bảng 1: Tổng hợp số lao động tham gia và số thu BHXH giai đoạn 2007-2010
Đối tượng
|
Số lao động tham gia BHXH (triệu người)
|
Số thu BHXH
(tỷ đồng)
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
BHXH bắt buộc
|
8,172
|
8,539
|
9,1
|
9,24
|
23.824
|
30.810
|
37.011,4
|
46.968
|
BHXH tự nguyện
|
-
|
0,03
|
0,035
|
0,076
|
-
|
10,8
|
65,6
|
130
|
BH thất nghiệp
|
-
|
-
|
5,4
|
6,4
|
-
|
-
|
2.796,6
|
4.319
|
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nói chung tăng lên qua từng năm với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Cùng với số đối tượng tham gia tăng, số thu cũng không ngừng tăng lên, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo chi trả chế độ cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro trong quá trình lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, thất nghiệp...
5. Tình hình chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số nợ đóng, chậm đóng BHXH năm 2009 giảm 1,7% so với năm 2008; về số giảm 192,5 tỷ đồng so với năm 2008.
Tuy nhiên năm 2010, số chậm đóng, nợ đóng BHXH bắt buộc, tăng 1,52% so với năm 2009, về số tuyệt đối tăng 1.106,3 tỷ đồng.
Bảng 2: Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc giai đoạn 2007-2010
STT
|
Năm
|
Số nợ (Tỷ đồng)
|
Tỷ trọng nợ so với tổng số phải thu (%)
|
1
|
2007
|
1.733,9
|
6,6
|
2
|
2008
|
2.286,2
|
6,9
|
3
|
2009
|
2.093,7
|
4,8
|
4
|
2010
|
3.200
|
6,4
|
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Số nợ đóng BHXH còn tương đối cao, có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra, song có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, một số đơn vị sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, giao thông, vận tải, chủ đầu tư chậm thanh toán cho nên đơn vị sử dụng lao động không đủ kinh phí trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
Hai là, các ngân hàng thương mại chưa thực hiện quy định trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để đóng BHXH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH-NHNN về trích trừ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động mở tại ngân hàng;
Ba là, nhận thức của một bộ phận người sử dụng lao động về trách nhiệm tham gia BHXH đối với người lao động chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng chậm đóng hoặc cố tình trốn đóng. Bên cạnh đó, không ít người lao động do nhận thức về quyền lợi BHXH còn hạn chế cho nên đã không chủ động quan tâm đến việc đóng BHXh cho mình;
6. Tình hình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội
Công tác giải quyết quyền lợi BHXH cho người lao động có tham gia đóng BHXH luôn được đảm bảo
- Năm 2007 giải quyết 106.200 người hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưu trí là 84.860 người, chiếm 80%; giải quyết cho trên 2 triệu lượt người hưởng ốm đau; gần 300.000 lượt người hưởng thai sản; trên 58.000 người hưởng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; 750.000 lượt người hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe;
- Năm 2008 giải quyết 117.700 người hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưu trí là 96.500 người; giải quyết cho trên 2,5 triệu lượt người hưởng ốm đau; gần 600.000 lượt hưởng thai sản; trên 45.000 người hưởng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; 500.000 lượt người hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe;
- Năm 2009 thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho 854.622 người; gần 430.000 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần và trên 4 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe;
- Năm 2010 thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng ước đến 31/12/2010 là 969.497 người, tăng 114.865 người so với năm 2009 (tương đương với tỷ lệ tăng 13,44%).
II. Một số định hướng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong thời gian tới
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở đánh giá các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, từ quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH để nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm xã hội trong thời gian tới.
2. Tăng cường và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH cả về nội dung và hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động. Trên cơ sở đó để những người tham gia BHXH chủ động tham gia và thực hiện tốt các quy định tỏng pháp luật BHXH.
3. Cải cách hệ thống hưu trí
Để đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ BHXH trong dài hạn cũng như phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu cải cách hệ thống hưu trí theo hướng:
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các mô hình hưu trí để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
- Nghiên cứu chế độ hưu trí bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm thu nhập, để khi hết tuổi lao động, ngoài phần lương hưu cơ bản hiện nay, còn có thêm phần lương hưu bổ sung;
- Nghiên cứu đề xuất với Chính phủ hỗ trợ người lao động nghèo không có quan hệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Nghiên cứu, thống nhất lựa chọn căn cứ đóng BHXH cho phù hợp với thu nhập thực tế của người lao động;
- Nghiên cứu cách tính lương hưu theo hướng đơn giản, dễ hiểu, bình đẳng giữa các nhóm đối tượng tham gia BHXH.
4. Tăng cường khả năng cân đối quỹ BHXH trong dài hạn
- Nghiên cứu nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động với đối tượng và lộ trình phù hợp;
- Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH theo hướng đầu tư chuyên nghiệp.
5. Hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Đề nghị với Quốc hội xem xét đưa tội danh trốn đóng BHXH vào tội danh hình sự;
- Xem xét nâng mức xử phạt hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung;
6. Tăng cường công tác phối hợp trong giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội
Nguồn: Tạp chí Lao động