Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cơ sở dạy nghề tập trung thực hiện, hàng năm đều đạt kết quả tốt. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và các thế mạnh hiện có của địa phương như vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh, khu công nghiệp.
1. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở day nghề, trong đó có 11 cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 02 trường Trung cấp nghề, 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề, 06 trung tâm dạy nghề và 01 trung tâm chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cơ sở dạy nghề tập trung thực hiện, hàng năm đều đạt kết quả tốt. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và các thế mạnh hiện có của địa phương như vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh, khu công nghiệp...

Cán bộ thuộc Trung tâm dạy nghề đến tận các thôn bản tư vấn đào tạo cho lao động
Căn cứ quy mô đào tạo, đăng ký hoạt động dạy nghề và đăng ký kế hoạch đào tạo từng năm của các cơ sở dạy nghề, Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai lựa chọn, giao kế hoạch cho các huyện và ký hợp đồng với 19 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh với các điều kiện là đối với người học, chỉ dạy nghề cho đối tượng phải dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học. Đối với cơ sở dạy nghề, phải liên hệ và giới thiệu việc làm cho lao động, đảm bảo trên 70% người học có việc làm sau khi học nghề, ký hợp đồng với các doanh nghiệp để nhận lao động vào làm việc khi hoàn thành khoá học. Tổ chức nhân rộng và xây dựng các mô hình dạy nghề, ưu tiên dạy nghề ở những vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới.
Chính nhờ vào cách làm này, nên trong 3 năm qua, tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Tuyên Quang là 12,74 tỷ đồng, trong đó tổ chức được 323 lớp dạy nghề cho 11.610 người với số lao động được dạy nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 45%, tỷ lệ học xong có việc làm chiếm trên 72%.
2. Tăng cường quản lý công tác An toàn vệ sinh lao động
Theo khảo sát của cơ quan chức năng, thời gian qua, các các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại Tuyên Quang đã có ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp kỹ thuật về an toàn lao động được quan tâm thực hiện, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện.
Đặc biệt, trong việc đăng ký, kiểm định đối với các chất, máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm thực hiện. Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được quan tâm thực hiện. Công tác cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng cường các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được đa số doanh nghiệp nỗ lực thực hiện.
Cụ thể là UBND tỉnh đã ban hành 26 văn bản chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, các sở, ngành, địa phương, UBND các huyện, thành phố triển khai hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tới các đối tượng thực hiện trên địa bàn.
Công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện nghiêm túc và có bài bản. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 36 văn bản, hướng dẫn các huyện, thành phố, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các văn bản quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Hàng năm Sở tham mưu, giúp UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Thông qua thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình tuyên truyền phố biến pháp luật đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giới thiệu cho trên 90% các doanh nghiệp; 100% các sở, ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về pháp luật về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tổ chức 06 cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trong đó phối hợp tổ chức được 02 Hội thi cấp tỉnh về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, các cuộc thi đã thu hút trên 15.000 lượt cán bộ công nhân viên, người lao động tham gia và mang lại hiệu quả thiết thực. In trên 40.000 tờ rơi về những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, các Sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố cũng tổ chức 216 cuộc tập huấn, tuyên truyền về các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực quản lý; chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tham mưu, hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện những văn bản quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. 9 tháng Tuyên Quang giải quyết việc làm cho 12.250 lao động
Theo tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tuyên Quang, từ đầu năm tới nay, đã giải quyết việc làm mới cho 12.568 lao động, đạt trên 76% kế hoạch năm, trong đó, có 318 lao động đi làm việc ở nước ngoài, 12.250 lao động đi làm việc tại khu công nghiệp cũng như các ngành kinh tế trong và ngoài tỉnh…
Trong năm 2102, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức điều tra thu thập, xử lý thông tin cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm và điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp trong tỉnh; đẩy mạnh công tác tư vấn việc làm và học nghề cho lao động; cung cấp thông tin về thị trường lao động, việc làm, xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; thực hiện thẩm định và cho người lao động vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm... bảo đảm tạo việc làm mới cho nhiều lao động.

Từ đầu năm đến nay Tuyên Quang giải quyết việc làm cho 12.568 lao động
Riêng Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, từ đầu năm đến nay, đã giới thiệu 685 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước với các ngành nghề điện tử, cơ khí, may công nghiệp, bán hàng... với mức lương từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng; tích cực tìm hiểu tình hình lao động việc làm và nhu cầu tuyển dụng, điều kiện làm việc của các khu công nghiệp để tư vấn việc làm cho 3.760 lượt lao động.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai hiệu quả các dự án; thực hiện phân bổ kịp thời nguồn vốn 120 tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu được vay xây dựng các mô hình kinh tế. Sở vừa triển khai thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2012 tại huyện Nà Hang và Hàm Yên. Mô hình này được thực hiện bằng việc lập Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi (0,56%/tháng) để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh. Nguồn vốn thực hiện được dự toán chi từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo năm 2012. Trong đó, huyện Hàm Yên được chi 300 triệu đồng, huyện Nà Hang được chi 200 triệu đồng. Mỗi hộ được vay 15 triệu đồng trong 36 tháng. Sở phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh giải ngân kịp thời nguồn vốn 120 cho 514 dự án để nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh, mở mang các loại hình dịch vụ, thương mại, các mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Các dự án đã tạo việc làm cho trên 681 lao động.
Để hoàn thành kế hoạch đến hết năm 2012 là tạo việc làm mới cho 16.500 lao động, hiện nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tích cực đôn đốc, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn việc làm và học nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin về thị trường lao động, việc làm, xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động kịp thời nắm bắt và lựa chọn được cho mình công việc phù hợp.