Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Phương hướng hoạt động xuất khẩu lao động năm 2014

05/03/2014

Năm 2013, sự nghiệp XKLĐ Việt Nam tiếp tục gặp những khó khăn do kinh tế thế giới phục hồi chậm sau khủng hoảng. Thêm vào đó, tình hình bất ổn định chính trị ở khư vực Trung Đông, Bắc Phi và suy thoái kinh tế ở một số nước Châu Âu đã làm giảm cầu lao động ngoài nước trên thị trường lao động quốc tế

Nhìn lại hoạt động xuất khẩu lao động năm 2013:

Năm 2013, sự nghiệp XKLĐ Việt Nam tiếp tục gặp những khó khăn do kinh tế thế giới phục hối chậm sau khủng hoảng.Thêm vào đó, tình hình bất ổn định chính trị ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và suy thoái kinh tế ở môt số nước Châu Âu đã làm giảm cầu lao động ngoài nước trên thị trường lao động quốc tế.

Trong bối cảnh đó, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương, hoạt động XKLĐ đã về đích, đưa được 88.155 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 103,7% so với chi tiêu kế hoạch nàm, tăng 9,75% so với năm 2012.

Việt Nam đã duy trì và phát triển được 10 thị trường có quy mô tiếp nhận trên 1.200 lao động/năm, trong đó 8 thị trường tiếp nhận từ 2 nghìn đến trên 46 nghìn lao động/năm, đứng đầu là Đài Loan với 46.368 lao động, chiếm 72,46% số lao động đưa đi trong khu vực này và 52,60% 50 với tổng số lao động đưa đi trong năm 2013. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.864 người. Riêng tháng 12 Đài Loan tiếp nhận 4.655 người, tăng 7,78% so với tháng 11. Bước tăng đột biến này, bên cạnh sự nỗ lực cùa doanh nghiệp, có một nguyên nhân quan trọng là nhu cầu tiếp nhận một số lượng lớn lao động công xưởng bù đắp cho sự thiếu hụt do lao động Phipippine bị tạm thời ngừng tiếp nhận. Nhật Bản đã vươn lên giữ vị trí thứ 2 vé số lượng lao động Việt Nam được tiếp nhận, với 9.886 lao động, tăng 12,66 % so với năm trước. Malaysia đứng thứ 3 vé só lượng lao động Việt Nam đã cung ứng trong năm 2013, với 7.564 người, giảm 18,65% so với răm 2012. Tuy vậy, đây vẫn thể hiện sự cố gắng cao của các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng chứng tỏ rằng, mặc dù việc thu hút lao động tham gia thị trường này là rát khó khăn so với nhiểu thị trường khác, nhưng nếu có cách làm tốt từ khâu tìm đối tác, đơn hàng tốt, tuyển chọn đào tạo và chăm lo cho lợi ích người lao động thì vẵn có cơ phát triển. Hàn Quổc năm nay tụt xuống vị trí thứ 4 với 5.446 lao động. Các thị trường tiếp theo gốm: 5. Lào: 4.860; 6. Campuchia: 4.250; 7. Macao: 2.494 8. UAE: 2.075 ; 9. Ả Rập xê Ut: 1.703 và Libya: 1.201 lao động.

Phân theo khu vực, Đông Bắc Á (góm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma cao) văn là đầu tầu, đã tiếp nhận 63.994 lao động, chiếm tỳtrọng 72,59% tổng số đưa đi, tăng 25,87% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực Đông Nam Á (gổm Malaysia, Singapor, Brunei, Philippin, Lào và Campuchia) đứng thứ hai về số lượng 16.892 người, chiếm 19,16% tổng số lao động đưa đi, giảm 19,13% so với năm trước. Khu vục Trung Đông tiếp nhận 4.197 lao động, chiếm 4,76% tổng số lao động đưa đi, giảm 16,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2013, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho hai thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 2.075 người, tăng 19,87% và ẢRập Xê-Út: 1.703, giảm 27,84% so với nãm 2012. Khu vực Bắc Phi tiếp nhận 1.405 người, chiếm 1,60% tổng số lao động đưa đi, tăng 56,68% so với nòm 2012. Trong đó, thị trường Lybia tiếp nhận trở lại lao động VN được 1.201 người và Algiêri: 158 người. Còn các thị trường khác là 1.697 người, chiếm 1,89% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Belarusia tiếp nhận 403 người, Liên bang Nga : 476 người và Cộng hòa Liên bang Đức: 102 người. Đáng lưu ý trong việc xúc tiến đưa lao động vào thị trường mới có thị trường Suriname tiếp nhận 94 người, Newzealand: 100 người và Pêru: 137 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Về hoạt động cùa cộng đồng doanh nghiệp, chỉ khoảng 1/3 doanh nghiệp XKLĐ được đánh giá là hoạt động hiệu quả, số còn lại hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp trả lại giáy phép kinh doanh do không triển khai được các hoạt động. Trong bối cảnh khó khăn chung, đã có nhiéu doanh nghiệp chú trọng đến đổi mới quản trị doanh nghiệp, chấn chỉnh lại quy trình điểu hành nội bộ, cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhàn viên, rà soát, hoàn thiện đình hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ, tập trung lực lượng vào các thị trường mà doanh nghiệp có thế mạnh.

Trong 102 doanh nghiệp đăng ký thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) do Hiệp hội XKLĐ ban hành, 20 doanh nghiệp được chọn làm thí điểm triển khai cơ chế giám sát đánh giá việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử năm 2012 đã tổ chức tập huấn cho cán bộ nhân viên, chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ và ban hành quy chế cụ thể phù hợp với yêu cầu của CoC-VN; phân công lânh đạo và cán bộ chuyên trách theo dõi việc thực hiện, định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm, coi đây là tiêu chí để nâng cấp thương hiệu doanh nghiệp. Qua công tác giám sát, thu thập và xử !ý các thông tin do nhiéu nguồn cung cấp, Hội đồng giám sát và đánh giá đã phân loại, xếp hạng các doanh nghiệp và công bố tại Hội nghị sơ kết trong tháng 5-2013 và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt động này thúc đẩy các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Năm 2013 có thêm 30 doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát đánh giá, nâng tổng sổ doanh nghiệp sẽ được đánh giá xếp hạng vào giữa năm 2014 lên 50 đơn vị.

Các doanh nghiệp nằm trong diện giám sát, đánh giá thực hiện CoC-VN nhìn chung đều có những chuyển biến tích cực vé chất lượng hoạt động... Nhiều doanh nghiệp quan tâm cải tiến tổ chức tuyển chọn, đào tạo, quản lý lao động ở nước ngoài, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, thực hiện thanh lý hơp đóng đảm bảo quyến lợi cho người lao động.

Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp hạn chế về quy mô đưa lao động hàng năm; về tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động; về sự cạnh tranh lành mạnh; về đầu tư bài bản trong còng tác đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho người lao động; về chấp hành nghiêm quy định pháp luật (vẫn có trên một chục doanh nghiệp bị cơ quan Nhà nước xử phạt hành chính hoặc nhắc nhở).

Phương hướng và giải pháp cho năm 2014

Bước vào năm 2014, dư chấn và những tác động xấu đến XKLĐ Việt Nam của khủng hoảng, bất ổn chính trị đã diễn ra ở một số nưởc Trung Đông, Bác Phi vân chưa hết. Khó khăn về kinh tế ở khối nước đồng tiền chung châu Âu, tiềm ẩn suy thoái kinh tế ở nhiều nền kinh tế lớn cũng sẽ là những khó khăn mới đối với hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

 

Trong bối cảnh đó, rút kinh nghiêm từ thành công và tồn tại của năm qua, hoạt động XKLĐ của chúng ta năm 2014 cần tiếp tục chuyển mạnh theo hướng; chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

 

Về thị trường, cần tập trung cao cho việc ổn định và phát triển bền vững thị trường khu vực Đông Bác Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Trong đó, chú trọng giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn ở cả 3 thị trường Đông Bắc Á; giảm phí ở thị trường Đài Loan. Tăng cường việc chuẩn bị nguồn, cung ứng lao động cho các chủ sử dụng là các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài ở các nước Trung Đông, Bắc Phi, nhất là lao động có nghề.Tăng thị phần ở Belarutsia, Nga và một số thị trường mới tuy số lượng còn nhỏ, nhưng thu nhập của người lao động cao và ồn định.

 

Về phía doanh nghiệp, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động và thương hiệu. Cụ thể là:

  • Tập huấn cho cán bộ, nhân viên về Bộ quy tác ứng xử. Trên cơ sở đó rà soát hoàn thiện, tiến tới chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp ở từng khâu, bảo đảm cho công việc được thực hiện trôi chảy, hợp lý, phát huy được trách nhiệm và sức sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên.
  • Thực hiện tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng cho lực lượng lao động cả về kỹ năng, thái độ nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật trong lao động và sinh hoạt tập thể. Kiểm soát chặt kiên quyết không đưa những người không đạt yêu cáu hoặc ý thức kém đi nước ngoài đế tránh hậu quả cho chính doanh nghiệp và gây bất lợi cho phát triển thị trường. Doanh nghiệp cần đầu tư dài hơi hơn cho khâu đào tạo, kể cả cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên.
  • Giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với đối tác nước ngoài; tăng cường trách nhiệm và năng lực của cán bộ đại diện doanh nghiệp ở nước lao động đến; cử các đoàn công tác nắm tình hình việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc và những khó khăn vướng mắc cùa người lao động để xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa bỏ trốn.
  • Thực hiện lộ trình giảm chi phí, nhất là phí môi giới cho lao động đi Đài Loan.

 

Về phía Hiệp hội XKLĐ, để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tư vấn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, luật pháp của nước tiếp nhận lao động, về những kinh nghiệm và mô hình tốt, hoặc những rủi ro cần phòng ngừa. Ngoài sơ kết giảm sát, đánh giá viêc việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử ở 50 doanh nghiệp năm 2013 - năm thứ hai thực hiện, Hiệp hội cần tập huấn cho cán bộ doanh nghiệp về Bộ quy tắc ứng xử và các quỵ định liên quan của pháp luật quốc tế; thúc đẩy triển khai CoC-VN ở các doanh nghiệp; xúc tiến công tác chuẩn bị và triển khai mở rộng giám sát, đánh giá việc thực hiện CoC-VN ra 70 doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó, cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình giảm phí đối với thị trường Đài Loan; xúc tiến thành lập Ban cung ứng lao động cho thị trường này và thu hút các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện lộ trình giảm phí làm nòng cốt của Ban này. Thống nhất với cơ quan quản lý Nhà nước cơ chế Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt, xử phạt những trường hợp vi phạm. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động Ban Nhật Bản và Ban Trung Đông.

 

Hiệp hội cũng sẽ tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức chuyên ngành (Ban Tầu cá) trong công tác thị trường. Rà soát, cập nhật những nội dung mới trong chính sách, luật pháp của các nước và vùng lãnh thổ nhận lao động Việt Nam để bổ sung vào bộ bài giảng cho giảng viên cùa doanh nghiệp đối với các thị trường đã xây dựng như: Đài Loan, UAE, Lybia, Nhặt Bản, Malaysia, Ả rập Xê út.

Xem