Trong năm, ngành đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tiếp nhận và hỗ trợ cho 4 nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về (trong đó 01 người tại Campuchia và 3 người tại Trung Quốc); qua đó, thực hiện tư vấn hỗ trợ tâm lý, tạo việc làm cho các nạn nhân. Đồng thời phối hợp với Tổ chức Vòng tay Thái Bình hỗ trợ xây dựng 01 căn nhà tình thương cho 01 nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về giá trị 40 triệu đồng.
1. Kiên Giang: Đẩy mạnh công tác chữa bệnh, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho các đối tượng mại dâm, ma túy
Xác định công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy - mại dâm là việc làm hết sức quan trọng trong việc giữ gìn và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, Ngành Lao động – TB&XHthực hiện đẩy mạnh nhiều biện pháp, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chữa bệnh, cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai, dạy nghề và tạo việc làm cho những người sau khi hết thời gian cai nghiện là một trong những giải pháp hữu hiệu...

Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
Tính đến cuối năm 2011, Kiên Giang có 416 đối tượng mại dâm và 424 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó hiện có 127 đối tượng đang được quản lý tại trung tâm Chữa bệnh, GDLĐXH. Việc tổ chức, quản lý, chữa bệnh, giáo dục cho các đối tượng được thực hiện theo đúng quy trình do Liên Bộ Lao động -TB&XH - Bộ Y tế quy định, ngoài ra còn áp dụng phát đồ điện châm, thủy châm, kết hợp với các bài thuốc nam nhằm giúp cho người nghiện cắt cơn, giải độc phục hồi nhanh hơn. Các hình thức giáo dục được thực hiện thường xuyên và kịp thời như giáo dục ban đầu, giáo dục thường xuyên, giáo dục cá biệt; tổ chức giáo dục chuyên đề cho đối tượng vào các ngày lễ lớn trong năm và tuyên truyền giáo dục các chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS hàng tuần. Trung tâm ký hợp đồng dạy nghề với Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh tổ chức đào tạo nghề cho đối tượng, tập trung vào các nghề sữa chữa điện dân dụng, đan chiếu cói.... ngoài ra còn tổ chức cho đối tượng lao động sản xuất như trồng lúa, thả cá.... nhằm cải thiện đời sống và tăng cường sức khỏe. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu với các đơn vị trong tỉnh.
Để cải thiện bữa ăn cho học viên nhằm tăng cường sức khỏe chữa bệnh, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 2305/QĐ-UBND về việc tăng mức tiền ăn cho đối tượng tệ nạn xã hội đang giáo dục, chữa bệnh bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục lao động xã hội, theo đó, học viên được chi ăn hàng tháng từ 240.000 đồng/người/tháng lên 450.000đ/người/tháng.
Trong năm, ngành đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tiếp nhận và hỗ trợ cho 4 nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về (trong đó 01 người tại Campuchia và 3 người tại Trung Quốc); qua đó, thực hiện tư vấn hỗ trợ tâm lý, tạo việc làm cho các nạn nhân. Đồng thời phối hợp với Tổ chức Vòng tay Thái Bình hỗ trợ xây dựng 01 căn nhà tình thương cho 01 nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về giá trị 40 triệu đồng.
Trong thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Kiên Giang, tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm góp phần ổn định an ninh trật tự trong toàn tỉnh, trong đó đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong nội bộ cũng như ngoài quần chúng nhân dân, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, kéo giảm đối tượng tham gia hoạt động mại dâm. Lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; công tác phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và buôn bán phụ nữ, trẻ em với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội khác như: Giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động…Tạo nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em gái, các hộ gia đình nghèo, nhằm phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến tệ nạn mại dâm từng bước kéo giảm tệ nạn mại dâm ở những địa bàn trọng điểm. Phát huy vai trò của Đội kiểm tra liên ngành 178 thường xuyên thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ làm phát sinh tệ nạn mại dâm và kiên quyết xử lý vi phạm; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cấp xã trong công tác quản các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, tăng cường quản lý an ninh trật tự trên địa bàn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chữa bệnh, cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai, dạy nghề và tạo việc làm có thu nhập cho những người sau khi hết thời gian cai nghiện tập trung mà vẫn có nguy cơ tái nghiện cao. Củng cố, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến cơ sở...
2. 46,5 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội tại Kiên Giang
 |
Phó Tổng giám đốc VietinBank Nguyễn Văn Du trao tài trợ cho tỉnh Kiên Giang. |
VietinBank bàn giao đợt I/2013 các công trình an sinh xã hội cho tỉnh Kiên Giang với tổng tài trợ gần 46,5 tỷ đồng...
Ngày 28/8, VietinBank phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ bàn giao các công trình an sinh xã hội do VietinBank tài trợ. Dự lễ có ông Trần Minh Thống – Phó Bí thư Tỉnh ủy, ông Mai Văn Huỳnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đào Nghĩa Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Kiệt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Du – Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn VietinBank;…
Kiên Giang là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong những năm gần đây, kinh tế địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, vẫn còn một số hộ dân nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở, cơ sở hạ tầng cho giáo dục, y tế, giao thông nông thôn (GTNN) tại một số xã vẫn còn khó khăn thiếu thốn, cần được các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ.
Chia sẻ với những khó khăn đó, từ năm 2011 đến nay, VietinBank đã tích cực đóng góp, hỗ trợ công tác an sinh xã hội trên địa bàn Kiên Giang với tổng số tiền gần 100 tỷ đồng. Trong đó đã xây dựng 212 nhà ở cho hộ nghèo; 23 cầu, đường GTNN; 11 trường học; Tặng 500 phần quà cho đồng bào nghèo vùng lũ; 20 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tặng 10 xe lăn cho người khuyết tật và 4 xe cứu thương chất lượng cao cho các cơ sở y tế của tỉnh.
Riêng năm 2013, VietinBank hỗ trợ gần 40 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội của tỉnh. Trong đó: xây dựng 142 căn nhà ở cho các hộ nghèo; 7 cầu GTNN; xây 10 trường học tại các huyện xã khó khăn; tài trợ 3 xe cứu thương chất lượng cao cho các cơ sở y tế trong tỉnh để phục vụ vận chuyến cấp cứu bệnh nhân.
 |
Lễ cắt băng khánh thành các công trình do VietinBank tài trợ tại Kiên Giang. |
Tại buổi lễ bàn giao, VietinBank trao tặng và bàn giao (đợt 1) với tổng trị giá 46 tỷ 497 triệu đồng, gồm: 50 nhà ở kèm theo các vật dụng sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho các hộ nghèo; 13 công trình cầu, đường GTNT; 10 xe lăn cho người khuyết tật và 3 xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, huyện Hòn Đất và huyện Giồng Riềng đưa vào quản lý và sử dụng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Du tin tưởng rằng: những căn nhà mới và những cây cầu mới sẽ chắp cánh cho những ước mơ, là nhịp cầu nối tình cảm của 20 ngàn cán bộ nhân viên VietinBank đối với bà con địa phương. Có thể nói đây là tình cảm, trách nhiệm và cũng là những nỗ lực lớn của VietinBank trong việc chung tay hỗ trợ tỉnh Kiên Giang thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt trong lĩnh vực: nhà ở, giáo dục, y tế, GTNN tại địa phương.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Minh Thống trân trọng cảm ơn sự đóng góp của VietinBank vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các cây cầu GTNT do VietinBank tài trợ tại các xã ven biển là đòn bẩy quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hiện đại hóa nông thôn.
Ghi nhận những thành tích thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã trao tặng Bằng khen cho tập thể VietinBank.
 |
Trao tặng xe cứu thương cho các bệnh viện trong tỉnh Kiên Giang. |