Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

LONG AN VỚI VẤN ĐỀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, CHĂM SÓC TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

17/04/2015

Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ mới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Long An đã giao công tác bình đẳng giới cho Văn phòng Sở thực hiện. Đến ngày 04/6/2012, UBND tỉnh Long An có Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, công tác bình đẳng giới chuyển giao và thành lập Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới. Cấp tỉnh hiện bố trí 01 công chức phụ trách, cấp huyện và xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Với lợi thế sẳn có, là đội ngũ cộng tác viên Dân số – Gia đình và Trẻ em ở cơ sở, hướng tới Sở LĐTBXH tham mưu UBND tỉnh, tăng thêm nhiệm vụ về bình đẳng giới cho đội ngũ cộng tác viên này....

1. Long An nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới

 Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới ở Long An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn là nhờ tỉnh đã không ngừng củng cố và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới.

Phan Thị Nguyệt, Trưởng Phòng Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em – Bình đẳng giới (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Long An) cho biết: Trước đây công tác quản lý Nhà nước về bình đẳng giới do Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em quản lý theo Luật Bình đẳng giới quy định; do sắp xếp tổ chức, từ ngày 08/8/2007 theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển giao cho ngành Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức thực hiện.

Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ mới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Long An đã giao công tác bình đẳng giới cho Văn phòng Sở thực hiện. Đến ngày 04/6/2012, UBND tỉnh Long An có Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, công tác bình đẳng giới chuyển giao và thành lập Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới. Cấp tỉnh hiện bố trí 01 công chức phụ trách, cấp huyện và xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Với lợi thế sẳn có, là đội ngũ cộng tác viên Dân số – Gia đình và Trẻ em ở cơ sở, hướng tới Sở LĐTBXH tham mưu UBND tỉnh, tăng thêm nhiệm vụ về bình đẳng giới cho đội ngũ cộng tác viên này.

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các Sở, ngành tiếp tục được củng cố

Bên cạnh đó, Ban VSTBPN cấp tỉnh đã hoàn chỉnh bộ máy với 20 thành viên và 4 chuyên viên giúp việc. Thường trực Ban VSTBPN tỉnh do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhận; bộ máy Ban VSTBPN các Sở, ngành cùng cấp huyện và thành phố đã hoàn chỉnh theo hướng như bộ máy của tỉnh; đây là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.

Hiện nay, 14/14 phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố đã cử 1 lãnh đạo và 1 công chức kiêm nhiệm phụ trách công tác bình đẳng giới. Hàng năm, với vai trò vừa là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về bình đẳng giới vừa là cơ quan Thường trực Ban VSTBPN tỉnh, Sở LĐTBXH đã tổ chức tập huấn về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và huyện, thành phố đã có trên 900 lượt cán bộ tham dự. Các huyện, thành phố đã tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban VSTBPN tuyến xã có hơn 1.400 cán bộ tham dự. Đặc biệt, trường Chính trị tỉnh đưa nội dung bình đẳng giới - VSTBPN thành một chuyên đề vào chương trình học của các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở.


2. Long An tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, trong những năm qua công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế trong tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan.

Tỉnh đã vận dụng ngày càng cụ thể chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực, các chỉ tiêu nhiệm vụ ở mục tiêu đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: công tác xóa mù chữ cho nhân dân luôn được quan tâm, kết quả thực hiện xóa mù chữ cho phụ nữ dưới 40 tuổi tăng theo hàng năm (2007 – 2008: 97,95%; 2010-2011: 97,79%).

Công tác kết hợp 3 môi trường giáo dục ngày càng có hiệu quả, việc huy động trẻ em trong đó có trẻ em gái từ 11-14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vào lớp 6 đạt 98,1% năm 2007 đến 99,91% năm 2011. Tỷ lệ đi học chung của học sinh nữ so với tổng số học sinh ở cấp THCS đến năm học 2010-2011 đạt 98,75% (KH 90%), cấp THPT đạt từ 52% năm học 2006 – 2007 lên 56% năm học 2010 – 2011 vượt 6% so với kế hoạch, trong đó học sinh nữ tốt ngiệp PTTH đạt 58% so với học sinh dự thi, nữ ở cấp PTTH năm 2007, năm 2008 là 54,67%, năm 2009 là 61%, năm 2010 là 56%, năm 2011 là 56,2%, năm 2012 là 57,1%.

Tỷ lệ nữ cán bộ công chức được đào tạo chương trình sau đại học và tương đương năm 2005: 33,6%; đến năm 2008 là 63/198 đạt tỷ lệ 31% (trong đó có 2 Tiến sĩ là nữ); 2009: 74/241 đạt tỷ lệ 31%; 2010 là 27/71 đạt tỷ lệ 38%. Tổng cộng 5 năm toàn tỉnh đào tạo sau Đại học – tương đương là 277/835 đạt tỷ lệ 33,19% (trong đó có 3 Tiến sĩ nữ trong tổng số 15 Tiến sĩ).

Việc tạo điều kiện cho nữ công chức trong tổng số công chức được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học có sự chuyển biến lớn, năm 2007 bình quân nữ theo học các lớp trên chỉ có 30% đến 2011 trên 40 %.

Trên cơ sở quy hoạch các cấp, các ngành đã tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ nữ về mọi mặt. Thông qua các hình thức, các loại đào tạo phù hợp với đặc điểm riêng của từng đối tượng cán bộ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để chị em không ngừng được học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá cán bộ nữ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, các cơ quan đơn vị còn cử nhiều cán bộ nữ dự các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn ở các trường trung ương và địa phương nhằm góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ công chức của tỉnh nói chung cho đội ngũ cán bộ nói riêng. Nhìn chung, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ được các cấp, các ngành quan tâm hơn so với trước đây cụ thể như: chất lượng và số lượng cán bộ nữ được nâng lên.

Tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ y tế ở Long An đã đạt gần 100%

Trong lĩnh vực y tế, Long An tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là các bệnh viện, các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Duy trì tốt việc triển khai chỉ đạo thực hiện các chiến dịch truyền thông dân số, lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ đến tận vùng sâu. Tập trung làm tốt công tác dự phòng, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe được ngành y tế chủ động kết hợp với các ngành liên quan do đó phần lớn các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện đảm bảo tiến độ tỉnh đề ra, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân càng được phát triển.

Nhờ đó, tuổi thọ của người dân từ 72 tuổi năm 2007 tăng lên 74,8 tuổi năm 2011. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám trước khi sinh giữ vững ở mức 99,9% từ năm 2007 đến nay; 100% Trạm y tế có nữ hộ sinh, 85%-98% Trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ y tế ngày càng tăng năm 2010 - 2011 là 97,8%.

Nhìn chung, việc cải thiện và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em ở Long An đã tập trung vào việc giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về giới trong chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Từng bước đã hoàn thiện hệ thống y tế, đổi mới và phát triển mạng lưới tư vấn sức khoẻ; giáo dục giới tính và tình dục an toàn cho lứa tuổi vị thành niên; vận động nam giới và nữ giới áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại và truyền thống, tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Phòng trừ dịch bệnh, hưởng ướng các chiến dịch chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vệ sinh phòng bệnh.

Tỉnh cũng đặc biệt tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; tăng cường nhận thức thay đổi hành vi và thói quen của người dân, nhất là phụ nữ về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, xây dựng các chuyên mục phát trên đài PT-TH, Đài truyền thanh …Công tác khám chữa bệnh cho phụ nữ cũng được quan tâm thông qua các đợt khám và chữa bệnh phụ khoa định kỳ và ngoại viện cho phụ nữ, trung bình mỗi năm ít nhất chị em phụ nữ cũng được khám 1-2 lần.



Xem