Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

THỪA THIÊN HUẾ VỚI VẤN ĐỀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CHĂM SÓC BẢO VỆ TRẺ EM

25/02/2015

Từ kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này và khuyến khích người lao động có cơ hội học được nhiều nghề, huyện Phú Vang đã có đề nghị nên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định 1956 theo hướng: Điều chỉnh quy định một lao động được học nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia từ 01 đến 03 nghề; điều chỉnh tăng cường hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng ưu đãi lên 25.000 đồng/người/ngày thực học; điều chỉnh mở rộng đối tượng được hỗ trợ là hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ....

Qua 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 5.987/ 6.100 lao động, đạt 98,1% chỉ tiêu đề ra và 93,3% lao động sau đào tạo nghề được tạo việc làm.

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, dân cư chủ yếu làm nghề nông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, toàn huyện có 176.240 dân, trong đó, có khoảng 67,9% trong độ tuổi lao động. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề vẫn còn những khó khăn nhất định. Người dân chưa nhận thức được việc học thêm nghề mới là cần thiết để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, Trung tâm dạy nghề huyện vẫn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trong khi đó, rất khó huy động đến lớp học nghề các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, lao động hộ nghèo. Huyện cũng có ít doanh nghiệp hoạt động nên người lao động sau khi học nghề xong buộc phải đi làm xa.

http://hues.vn/wp-content/uploads/2012/03/mo-lop-day-theu-cho-chi-em-nong-thon_1.jpg

Các khóa học ngắn hạn thu hút rất nhiều chị em tham gia

Sau khi có các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBND huyện Phú Vang đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến với cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Để tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho hiệu quả, địa phương cũng đã ban hành các kế hoạch, quyết định và các văn bản liên quan để chỉ đạo các cơ quan liên quan và các xã, thị trấn phối hợp triển khai thực hiện. Với mục tiêu gắn công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan liên kết với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề và tiếp nhận lao động vào làm việc ở các đon vị nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.
Qua 3 năm thực hiện từ 2010 – 2012, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 5.987/ 6.100 lao động, đạt 98,1% chỉ tiêu đề ra và 93,3% lao động sau đào tạo nghề được tạo việc làm. Các nghề được chọn đào tạo tương đối phù hợp với nhu cầu và khả năng của lao động nông thôn như may công nghiệp, may dân dụng, đan ghế nhựa, kỹ thuật chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật chế biến món ăn, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, rau sạch, cơ khí, mộc mỹ nghề, tin học văn phòng…
Riêng Trung tâm Dạy nghề huyện, mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2011 nhưng nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, trung tâm đã làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn cho người lao động. Đặc biệt, đã phối hợp với các hội, đoàn thể để cung cấp thông tin đến tận người lao động. Sau hơn 2 năm hoạt động, đã có 508 học viên tốt nghiệp. Hầu hết các học viên sau đào tạo đã được giới thiệu, giải quyết việc làm hoặc tự tổ chức sản xuất, bước đầu đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình.
Từ kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này và khuyến khích người lao động có cơ hội học được nhiều nghề, huyện Phú Vang đã có đề nghị nên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định 1956 theo hướng: Điều chỉnh quy định một lao động được học nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia từ 01 đến 03 nghề; điều chỉnh tăng cường hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng ưu đãi lên 25.000 đồng/người/ngày thực học; điều chỉnh mở rộng đối tượng được hỗ trợ là hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ./.

2. Thừa Thiên Huế: Qua 3 năm đào tạo cho 13.242 lao động nông thôn


Trong năm qua, chỉ tính các làng nghề ở Huế đã giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tăng 15 triệu USD.

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế, trong 3 năm (2010 – 2012), công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ ở Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan: hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của thị trường lao động, gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác; Nguồn lực đầu tư cho công tác này ngày càng tăng, đã thực sự hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề, từng bước tăng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; Bên cạnh đó, xác định, chương trình đào tạo cho đối tượng này phải được xây dựng khoa học và quản lý thống nhất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, kinh doanh của thị trường lao động, các Sở, ban ngành liên quan đã khảo sát và thống nhất tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục 48 nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng và phê duyệt ban hành 17 chương trình, chỉnh lý, sửa chữa và bổ sung 30 chương trình ngắn hạn dùng cho dạy nghề cho lao động nông thôn. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 151 giáo viên dạy nghề thuộc các cơ sở công lập, trong đó, 74% trình độ từ đại học trở lên.

Nghề may được xem là phù hợp với lao động nữ, nhất là trong thời gian nông nhàn


Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã nhân rộng các mô hình hiện có nhằm hướng tới việc phát triển và xây dựng mỗi làng một nghề như Hợp tác xã mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) tận dụng tốt nguồn lao động nông nhàn sau mỗi vụ thu hoạch lúa, phát triển thêm các mặt hàng mây tre mỹ nghệ như đèn, quạt, rổ, rá... để bán cho các cơ sở du lịch; Hợp tác xã Tân Mỹ, xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) mở hướng sản xuất, kinh doanh nấm. Trong năm qua, chỉ tính các làng nghề ở Huế đã giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tăng 15 triệu USD.

Việc thực hiện các mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được địa phương đặc biệt quan tâm nhằm xác định những ngành nghề và phương thức đào tạo phù hợp với đặc thù từng đối tượng, từng địa phương, đặc điểm sinh trưởng của cây, con hoặc loại hình sản xuất của từng doanh nghiệp nhằm nhân rộng và phát triển mô hình. Trong 3 năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Dạy nghề đã thực hiện 7 mô hình đào tạo nghề với tổng kinh phí 385 triệu đồng cho 243 lao động nông thôn thuộc các xã Quảng Thành, Quảng Thái (huyện Quảng Điền), xã Phong Bình, Phong Chương (huyện Phong Điền), xã Hương Xuân, Bình Thành (huyện Hương Trà) và xã Phú Hồ (huyện Phú Vang). Sau khi kết thúc thí điểm, tỉnh đã lựa chọn được 3 mô hình phù hợp (trồng rau sạch, trồng nấm linh chi và dạy nghề may) để nhân rộng trong toàn tỉnh.

Kết quả trong 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn tỉnh đã đào tạo cho 13.242 người, trong đó nghề phi nông nghiệp là 9.774 người, nghề nông nghiệp 3468 người; với tổng kinh phí 12,840 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã đào tạo nghề công tác lao động - xã hội, bồi dưỡng các kỹ năng hành chính, kỹ năng làm việc, kỹ năng tin học và kiến thức quản lý Nhà nước cho 625 cán bộ, công chức xã. Sau đào tạo, đối với nhóm nghề nông nghiệp, phần lớn lao động nông thôn đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp mới vào sản xuất, góp phần tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập; đối với nhóm nghề phi nông nghiệp, có từ 85% - 90% lao động đã tìm được việc làm.

http://www.baothuathienhue.vn/UploadFiles/TinTuc/2013/5/3/trong_nam(1).jpg

Hướng dẫn bà con áp dụng phương pháp mới vào sản xuất


Mục tiêu của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013 – 2015 sẽ đào tạo 9.500 lao động nông thôn, riêng năm 2013 là 3.150 người; đào tạo 1.350 cán bộ công chức xã, riêng năm 2013 là 450 người. Để đạt được chỉ tiêu đề ra, nhiệm vụ của địa phương là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm. Cùng với đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đặc biệt là UBND cấp xã, UBND các huyện, thị xã cần tăng cường chỉ đạo cấp cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch 5 năm và hằng năm về dạy nghề cho lao động; tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề, cả về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm.


 

Xem