Đối với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông lâm nghiệp, mặc dù có khó khăn về quy hoạch quỹ đất, quỹ rừng, nhưng một số nội dung chính sách này được các huyện triển khai khá tốt, đó là: giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 14.800 ha; khai hoang, phục hóa được 585 ha đất sản xuất với 1.821 hộ được hưởng lợi. Hỗ trợ 54,4 tỷ đồng mua giống gia súc, làm chuồng trại, vắc xin tiêm phòng gia súc, các giống cây có giá trị hàng hóa và năng suất cao để để hỗ trợ các hộ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất. Về hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, các huyện đã mua, cấp 1.380 tấn gạo để hỗ trợ cho 4.529 lượt hộ nghèo với 25.768 lượt nhân khẩu trong thời gian giáp hạt cuối năm nhằm khắc phục thiếu đói, góp phần ổn định xã hội, giữ vững ổn định an ninh biên giới với kinh phí thực hiện 20,7 tỷ đồng....
1. Nghệ An: đầu tư 289 tỷ đồng xây dựng 65 công trình thiết yếu cho 3 huyện nghèo
Theo báo cáo, trong 4 năm qua 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ thuộc tỉnh Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong) được đầu tư 289 tỷ đồng xây dựng 65 công trình thiết yếu và đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 55 công trình hạ tầng cơ sở về giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế, trung tâm dạy nghề…
Cùng với đó, các huyện đã xây dựng được 7.113 nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch; trong đó, huyện Kỳ Sơn trên 2.300 nhà, huyện Tương Dương hơn 2.100 nhà và huyện Quế Phong gần 2.700 nhà với tổng kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 60 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông lâm nghiệp, mặc dù có khó khăn về quy hoạch quỹ đất, quỹ rừng, nhưng một số nội dung chính sách này được các huyện triển khai khá tốt, đó là: giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 14.800 ha; khai hoang, phục hóa được 585 ha đất sản xuất với 1.821 hộ được hưởng lợi. Hỗ trợ 54,4 tỷ đồng mua giống gia súc, làm chuồng trại, vắc xin tiêm phòng gia súc, các giống cây có giá trị hàng hóa và năng suất cao để để hỗ trợ các hộ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất. Về hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, các huyện đã mua, cấp 1.380 tấn gạo để hỗ trợ cho 4.529 lượt hộ nghèo với 25.768 lượt nhân khẩu trong thời gian giáp hạt cuối năm nhằm khắc phục thiếu đói, góp phần ổn định xã hội, giữ vững ổn định an ninh biên giới với kinh phí thực hiện 20,7 tỷ đồng.
Về vay vốn tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đáp ứng đầy đủ về nguồn vốn, tổng doanh số cho vay từ năm 2009 đến năm 2012 đạt gần 653 tỷ đồng cho 50.230 lượt hộ vay làm nhà ở, đầu tư phát triển sản xuất với thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức vốn cho vay tăng hơn trước. Đối với chính sách đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, Nghệ An đã tổ chức đào tạo, tập huấn được 5.500 lượt người; dạy nghề cho trên 2.200 lao động, trong đó số lao động thuộc diện hộ nghèo chiếm trên 60%. Ba địa phương trên đã có trên 350 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tính từ 2009 đến đến nay, có 9 Tổng công ty, doanh nghiệp nhận giúp đỡ 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An; trong đó có 8 doanh nghiệp cam kết tài trợ bằng tiền cho 3 huyện, với số tiền cam kết hỗ trợ là 100,66 tỷ đồng. Các đơn vị tài trợ đã giải ngân 83,94 tỷ đồng (bằng 83,4% cam kết); xây dựng được 21 công trình cơ sở hạ tầng với số tiền 59,29 tỷ đồng và 24,57 tỷ đồng hỗ trợ cho 2.295 cho hộ nghèo làm nhà ở. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn cam kết nhận lao động địa phương vào làm việc, hỗ trợ máy tính cho các trường học, xây dựng nhà tình nghĩa cho Mẹ liệt sỹ, nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Có thể khẳng định, qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/CP đã tạo thêm nhiều điều kiện mới cho 3 huyện nghèo thoát nghèo, tạo được sự phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân vùng khó khăn và sự tin tưởng của nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu bước đầu đạt được là cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xóa nhà ở tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo; tạo được sự thay đổi tích cực về kết cấu hạ tầng ở các xã nghèo. Đời sống của nhân dân đã có nhiều cải thiện, tốc độ giảm nghèo của các huyện được đẩy nhanh so với các thời điểm trước, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm bình quân 4 - 5%.
2. Nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào Đền ơn Đáp nghĩa
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong những năm qua ở Nghệ An đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng, đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và có hiệu quả thiết thực. Công tác quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên, các phong trào chăm sóc đời sống người có công với cách mạng được duy trì thường xuyên, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” được Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà chăm lo, với nhiều cách làm hiệu quả có hiệu quả thiết thực. 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được phụng dưỡng chu đáo, trên 1600 thương, bệnh binh nặng được chuyển về chăm sóc tại gia đình. Đặc biệt, UBND tỉnh ban hành chính sách đào tạo nghề –giải quết việc làm cho con liệt sỹ, con thương bệnh binh nặng, đã tạo điều kiện cho đối tượng vươn lên xoá đói giảm nghèo.
Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc và đạt kết quả tốt. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc người có công với cách mạng không ngừng được nâng cao, đã được xã hội hoá một cách rộng rãi, đạt kết quả khả tốt, kịp thời giúp đỡ, động viên các gia đình chính sách vươn lên, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Đặc biệt, công tác vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Bình quân hàng năm toàn tỉnh thu được 9-10 tỷ đồng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Với nguồn lực này, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 3.500 ngôi nhà tình nghĩa với số tiền hơn 45 tỷ đồng; sửa chữa nâng cấp 7576 ngôi nhà với số tiền 22 tỷ đồng, tặng 38.898 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền 7,5 tỷ đồng; các phong trào chăm sóc bố mẹ liệt sỹ và người có công được các tổ chức đoàn thể và toàn dân trong tỉnh tích cực tham gia, phân công cụ thể như thăm hỏi động viên, chăm lo sức khỏe… ưu tiên ruộng gần, ruộng tốt, giúp đỡ ngày công; gần 100% số hộ gia đình có mức sống ngang bằng và cao hơn mức bình quân nơi cư trú...
Công việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ được chăm lo trọn vẹn, nghĩa tình. Hơn 10.000 hài cốt liệt sỹ của quân tình nguyện và chuyên gia chiến đấu đã anh dũng hy sinh tại nước bạn Lào đã được Đội quy tập liệt sỹ tìm kiếm, cất bốc và đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào, nghĩa trang Liệt sỹ Đô Lương một cách chu đáo, trang nghiêm.
Việc nâng cao chất lượng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với cách mạng là trách nhiệm, là việc làm thường xuyên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, đòi hỏi các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn dân, kể cả đối tượng cùng chung sức chăm lo thực hiện. Mục tiêu đặt ra là, đảm bảo cho người có công với cách mạng luôn yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của xã hội; tạo điều kiện cho người có công phát huy tốt khả năng lao động của mình vào việc phát triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động xã hội, để các đối tượng tiếp tục phát huy phẩm chất, truyền thống cách mạng phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần có định hướng và giải pháp cụ thể sau:
Tiếp tục tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Phối hợp giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ban ngành Trung ương, nhất là chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc và nâng cao đời sống mọi mặt cho người có công và gia đình họ thông qua các chương trình hỗ trợ về sản xuất, về nhà ở, dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng.
Thực hiện tốt việc chăm lo xây dựng, tôn tạo, nâng cấp các công trình nghĩa trang, đài tưởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ; phối hợp khảo sát, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ hy sinh tại chiến trường Lào về nghĩa trang Việt Lào và nghĩa trang liệt sỹ Đô Lương.
Tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đơn vị xã, phường, thị trấn làm tốt công tác ưu đãi người có công theo các tiêu chuẩn của Bộ Lao động – TB và XH với chất lượng ngày càng cao hơn.
Tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân đối với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sẽ góp phần động viên, khuyến khích các gia đình chính sách tiếp tục vượt khó, tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, đóng góp vào sự phát triển của quê hương đất nước./.
Hiện nay, tỉnh Nghệ An còn có 30.997 hộ nghèo, trong đó có 16.074 hộ vùng dân tộc thiểu số đang hết sức khó khăn về nhà ở, phải sinh hoạt chật vật trong những căn nhà dột nát, tạm bợ, không đảm bảo an toàn khi có biến động của thiên tai, thời tiết. Họ đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.
3. Nhà ở cho người nghèo một chính sách an sinh xã hội
Theo kết quả khảo sát, phần lớn nhà ở của các gia đình nghèo đều là những ngôi nhà đơn sơ, được làm bằng các vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp, cấu trúc không bền vững. Khung nhà thường làm bằng tre, nứa; lợp bằng rơm, rạ hoặc lá cây; một số ít mới lợp tôn, ngói hoặc phibrôximăng; che chắn bằng các loại vật liệu chóng hỏng như tranh, tre, nứa, lá hoặc trát vách; nền nhà đắp đất. Diện tích căn nhà nhỏ hẹp, khoảng từ 18 đến 30 m2; một số gia đình bình quân dưới mức tối thiểu 5 m2/người; tiện nghi sinh hoạt thiếu thốn; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường thấp kém. Trước đây, đã có một bộ phận gia đình nghèo dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên đến nay vẫn còn có nhiều đối tượng nghèo đang hết sức khó khăn về nhà ở.
Nhằm đảm bảo cho các gia đình nghèo có chỗ ở an toàn, chắc chắn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; tiếp đó liên Bộ Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT–NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Theo đó, Quyết định này có các chế định chặt chẽ nhằm đảm bảo việc thực hiện được công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đảm bảo kinh phí hỗ trợ đến đầy đủ với người dân; cũng như cơ chế để hạn chế tối đa việc lợi dụng chính sách nhằm trục lợi, làm trái quy định của pháp luật.
Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng /người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn.
Nhà ở được xây dựng phải đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng; diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên, bảo đảm vệ sinh môi trường, chắc chắn, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết, khí hậu. Các tỉnh, thành phố nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà ở điển hình cho nhân dân tham khảo để phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, vùng, miền và điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và đáp ứng được hoàn cảnh cụ thể của mỗi hộ gia đình.
Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ. Các hộ nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất 3%/năm trong thời hạn 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn vay. Ngoài ra, các hộ nghèo còn được giúp đỡ từ các nguồn vốn huy động của quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động; được một số tổ chức, dòng họ, bà con lối xóm giúp đỡ về tiền, nhân công cùng với khoản tiền tích lũy của hộ gia đình. Chính quyền, đoàn thể cấp xã huy động nguồn lực để khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ... để giảm giá thành xây dựng; cũng như để giúp cho những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn như già cả, neo đơn, khuyết tật không có khả năng tự xây nhà.
Chính sách này đã nhanh chóng được nhân dân phấn khởi đón nhận, chính quyền các cấp khẩn trương triển khai. Theo kế hoạch năm 2009 sẽ có hơn 6.800 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở với nguồn vốn ngân sách Trung ương đã cấp 55,118 tỷ đồng cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh, vốn vay và sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội chung tay góp sức vì người nghèo để qua đó giúp họ ổn định đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.