Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

con người - Nhân tố quyết định phát triển phần mềm Việt Nam

20/08/2004

Những người tâm huyết với nền tin học nước nhà đã dồn nhiều công sức, tìm phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất.

Trong tiến trình đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện, đất nước đã chuyển mình trong nền kinh tế tri thức. Những người tâm huyết với nền tin học nước nhà đã dồn nhiều công sức, tìm phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất. Hệ thống tin học đã được triển khai trong hầu hết các cơ quan Nhà nước từ Trung ưng tới địa phương. Hàng chục ngàn doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm trong quản lý điều hành. Các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia như Bưu chính viễn thông, Ngân hàng, Hàng không… đã triển khai ứng dụng phần mềm trên phạm vi toàn quốc, các hệ thống phần mềm ứng dụng đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong các lĩnh vực này. Internet ra đời cuối năm 1997 đã tạo đà cho phần mềm tiếp tục phát triển trong nhiều lĩnh vực. Mạng thông tin trực tuyến tại Việt Nam tuy mới hoạt động hơn 5 năm nhưng đã thể hiện những ưu điểm vượt trội như thông tin đa dạng, truyền tải thông tin tới tận vùng sâu và ra thế giới chỉ trong giây lát, nội dung có thể lưu trữ được qua nhiều năm… và khẳng định đây là một trong những phương tiện truyền thông mạnh nhất. Tuy nhiên, bên cạnh thành công của một số ngành, việc kinh doanh và ứng dụng để phát triển phần mềm trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. Hàng ngàn doanh nghiệp tin học ra đời. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư khá lớn để phát triển phần mềm. Các chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước, các biện pháp thúc đẩy đầu tư đã được ban hành. Hàng năm có hàng ngàn kỹ sư tin học ra trường. Nhưng dường như số doanh nghiệp có khả năng "tự đứng" bằng phần mềm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có thể nêu ra nhiều nguyên nhân như: Các chính sách mới chỉ khuyến khích “cung” mà chưa khuyến khích “cầu”; Nhu cầu xử lý thông tin bằng máy tính trong công tác quản lý điều hành chưa thực sự cần thiết; Người sử dụng thiếu khả năng thích ứng với các phần mềm; Kỹ sư phần mềm chưa đủ tầm để làm các phần mềm phù hợp… Tất cả chỉ ra rằng, cần xem xét lại đâu là những khó khăn, vướng mắc, bất cập cn trở con đường phát triển của phần mềm Việt Nam ở trong nước, tiến tới vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong các yếu tố trên, “con người” - cả người sản xuất và người sử dụng phần mềm là một trong các mắt xích quan trọng nhất để phát triển và ứng dụng phần mềm. Những nhà sản xuất phần mềm “không chuyên" Trước hết về số lượng, hàng năm, đội ngũ làm tin học được bổ sung hàng ngàn kỹ sư, trong đó nhiều người có tấm bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng họ lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoà nhập ngay với công việc. Hầu hết các công ty sau khi tuyển dụng đều phải tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho sinh viên mới ra trường và phải sau 1-2 năm họ mới thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Vậy mà, phần lớn trong số đó chỉ đạt mức lập trình viên. Ngay cả một số thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp cũng chỉ dừng lại ở đẳng cấp này. Những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng để làm phân tích thiết kế thì rất thiếu. Về chất lượng, cho đến nay, dù số lượng lập trình viên tăng hàng năm nhưng các dự án phầm mềm vẫn rơi vào tình trạng đói “kiến trúc sư”. Những người có đủ khả năng làm việc này thì hoặc làm cho các công ty nước ngoài, hoặc chuyển sang công tác quản lý. Đa phần những người này đều trưởng thành từ kinh nghiệm chứ không phi được đào tạo một cách bài bản từ các trường chuyên ngành. Một số người được gửi đi học ở nước ngoài nhưng khả năng hoà nhập với môi trường trong nước chưa cao nên khó phát huy được vai trò. Do thiếu cán bộ, các công ty phần mềm thường phải cử những kỹ sư có chút kinh nghiệm đảm trách vị trí trưởng dự án. Điều này cũng lý giải một phần cho câu hỏi tại sao chất lượng nhiều phần mềm chưa cao. Cũng do thiếu nhân lực ở đẳng cấp cao nên nhiều dự án phần mềm lớn trong nước đã rơi vào tay các công ty nước ngoài. Đội ngũ làm phần mềm trong nước đã yếu, lại thiếu cơ hội để "cọ sát" với các dự án lớn. Vậy nên chăng trong lĩnh vực tin học cũng cần có những chươngtrình đào tạo chuyên sâu, để cho ra đời những chuyên gia phân tích thiết kế và nh
Xem