Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có công và chính sách hậu phương quân đội (HPQĐ), trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội đã nỗ lực phấn đấu thực hiện chính sách HPQĐ, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" và đạt được những kết quả quan trọng sau:
1. Tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng các chính sách đối với người có công và chính sách HPQĐ khá đồng bộ, cơ bản phù hợp với các chính sách chung của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thể hiện sự trân trọng và tạo cơ sở pháp lý ghi nhận quyền được chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của những đối tượng đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chính sách đối với người có công và HPQĐ đã được ban hành, sửa đổi bổ sung kịp thời, có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn như: Pháp lệnh tuyên dương danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; chính sách đãi ngộ đối với gia đình sĩ quan tại ngũ; chính sách đối với các đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ; từng bước cụ thể hoá các ưu đãi về nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khoẻ, học hành được quy định trong Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; đề xuất chủ trương và các giải pháp lớn về công tác mộ liệt sĩ...Đồng thời, tích cực tham gia, phối hợp nghiên cứu đề xuất các chủ trương chính sách lớn có liên quan đến đối tượng người có công và HPQĐ như: Pháp lệnh ưu đãi người có công với các mạng; chính sách B, C, K; Luật thi đua khen thưởng, Bảo hiểm xã hội ...
2. Tổ chức thực hiện tích cực, kịp thời chính sách ưu đãi người có công, và người tham gia kháng chiến. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các đơn vị quân đội đã chủ động, tích cực giải quyết cho 100% đối tượng được hưởng chính sách do Nhà nước quy định đầy đủ, kịp thời; xác nhận và cơ bản giải quyết xong chế độ trợ cấp một lần cho quân nhân, CNVCQP đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; quân nhân, CNVCQP tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên, giải ngũ, thôi việc từ ngày 31/12/1960 về trước theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 và Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg của Chính phủ với số tiền hàng trăm tỷ đồng; chứng nhận cho hàng vạn quân nhân đã tham gia chiến đấu trên các địa bàn bị nhiễm chất độc hoá học để được giải quyết chế độ...
3. Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện cơ chế, giải quyết được khối lượng lớn các tồn đọng chính sách sau chiến tranh. Do nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp và yêu cầu bức xúc của xã hội, các đơn vị quân đội đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân trong cả nước giải quyết được khối lượng lớn các tồn đọng chính sách, trong đó, đã xác minh, kết luận, báo tử và đề nghị công nhận liệt sĩ, quân nhân mất tin, mất tích; cấp giấy chứng nhận, giải quyết chế độ thương binh, bệnh binh cho hàng chục nghìn trường hợp; xác nhận, đề nghị khen thưởng hàng triệu huân, huy chương các loại; quy tập hàng chục nghìn hài cốt liệt sĩ trong nước và ở Lào, Campuchia đưa về các nghĩa trang, trong đó, có hàng nghìn hài cốt liệt sĩ có tên, có địa chỉ được bàn giao về các địa phương...
4. Phát huy trách nhiệm chính trị, nghĩa tình đồng chí, đồng đội, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và bản chất "Bộ đội cụ Hồ", các đơn vị quân đội đã tích cực tham gia phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Trong 10 năm qua, thực hiện 5 chương trình tình nghĩa, toàn quân đã vận động, đóng góp trên 100 tỷ đồng xây dựng quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa" ở Trung ương và các địa phương; xây dựng mới, sửa chữa và tặng gần 4.500 nhà tình nghĩa trị giá gần 45 tỷ đồng; tặng sổ tiết kiệm; tặng giống vốn, công cụ sản xuất, vườn cây, ao cá, đồ dùng sinh hoạt tình nghĩa trị giá trên 5 tỷ đồng...Đặc biệt là, ngay sau khi Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phát động phong trào "Toàn quân tham gia phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thực hiện chính sách hậu phương quân đội", được toàn quân tích cực hưởng ứng tham gia. Hiện nay, toàn quân đang nhận chăm sóc, phụng dưỡng 1.402 mẹ, chiếm 15% số Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống của cả nước, với mức trợ cấp từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/tháng. Tổng số tiền mà các đ