Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được coi là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất để đạt được bình đẳng giới. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được coi là việc làm rất quan trọng, tạo tiền đề pháp lý để thực thi bình đẳng giới trong thực tế. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tích cực lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng vắn bản quy phạm pháp luật và đã đạt được những kết quả khả quan.
Xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo, trong đó có nội dung lồng ghép bình đẳng giới
Một trong những văn bản quan trọng nhất trong lĩnh vực bình đẳng giới mà Bộ LĐ-TBamp;XH đã trình và được Chính phủ duyệt ban hành là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (QĐ số 2351/QĐ-TTG ngày 24/12/2010). Chiến lược đã đặt ra mục tiêu 7 về nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới với 2 chỉ tiêu cụ thể, gồm: 1) Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép về vấn đề bình đẳng giới. 2) Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn để bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.
Để thực hiện thành công các chỉ tiêu trên, Chiến lược đã đặt ra các giải pháp như: Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
Trong năm 2011, Bộ đã trình và được Chính phủ duyệt ban hành Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 (QĐ số 1241/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011). Trong đó đã thiết kế một tiểu dự án trong Dự án 2 về : Hỗ trợ thí điểm một số cơ quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Tiểu dự án 2).
Tại Chương trình, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế phối hợp trong việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Xây dựng tài liệu và tổ chức nhiều lớp tập huấn
Bộ tài liệu nguồn về lồng ghép giới đã được xây dựng gồm: 1) Cuốn “ Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách” có sửa đổi, bổ sung những nội dung mới; 2) xây dựng cuốn tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới (2011)… Những tài liệu này giúp cán bộ làm công tác hoạch định chính sách của các Bộ, ngành, địa phương thống nhất các khái niệm liên quan đến giới; bình đẳng giới và lồng ghép giới; xác định được các bước cụ thể để lồng ghép giới cũng như sử dụng bảng kiểm để kiểm tra, đánh giá mức độ lồng ghép giới trong từng lĩnh vực.
Để phổ biến bộ tài liệu nêu trên, mỗi năm, Bộ đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Trong 2 năm 2010 và 2011, đã có 9 lớp với 390 đại biểu là cán bộ các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức có liên quan của cấp trung ương và địa phương, theo học. Riêng 9 tháng đầu năm 2012, Bộ đã phối hợp với Cơ quan của Liên hiệp quốc về trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tổ chức “ Đối thoại chính sách về Bình đẳng giới” với sự tham gia của gần 200 đại biểu; xuất bản và phát hành triên 10.000 ấn phẩm truyền thông liên quan đến Chiến lược quốc gia BĐG; tổ chức khóa tập huấn về Giới và Truyền thông và Khóa tập huấn thí điểm cuốn giáo trình Quy trình lồng ghép giới bền vững với sự tài trợ của Bộ trẻ em, Bình đẳng và Xã hội Na Uy…
Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ đã tổ chức lấy ý kiến dước góc độ giới cho các dự thảo: Bộ chỉ tiêu pháp triển giới quốc gia, Nghị định kết hôn có yếu tố nước ngoài; Thông tư liên tích hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội; Thông tư liên tịch quy định về chế độ quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình…Đồng thời, tham dự các cuộc họp thẩm tra do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức về việc đóng góp ý kiến dưới góc độ giới vào các dự án Luật; Công đoàn, Giáo dục đại học, Quảng cáo,….
Chỉ đạo ngành LĐ – TBamp;XH thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó có những hoạt động cơ bản sau:
Bộ đã hoàn chỉnh Báo cáo rà soát chính sách, pháp luật lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia nhìn dưới góc độ bình đẳng giới. Báo cáo đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại dước góc độ giới trong pháp luật lao động và các chương trình quốc gia ngành đang thực hiện, từ đó đề ra những kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi văn bản phù hợp với tình hình mới.
Ban hành văn bản chỉ đạo (Quyết định số 299/QĐ – LĐTBXH) giao các đơn vị chức năng nghiên cứu lồng ghép vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị phụ trách phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới như: Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn; trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Triển khai nghiên cứu và đề xuất việc ban hành chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi, tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con…
Trên thực tế, các quy định về lồng ghép bình đẳng giới, đều đã được Bộ đưa vào các văn bản pháp luật với những quy định ngày càng tiến bộ hơn. Có thể kể đến những văn bản pháp luật tiêu biểu sau: Nghị định số 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công tu trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; Nghị định số 47/2010/NĐ –CP Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Nghị định số 118/2010/NĐ-Cp sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; Nghị định sô 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 30/2011/TT –BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Bộ LĐTBXH cũng tuân thủ quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Một trong các dự án luật lớn do Bộ đảm nhiệm là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao đọng. Với dự án Luật này, Bộ đã nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản theo quy định của pháp luật bình đẳng giới, cụ thể: mời đại diện Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia Ban soạn thảo và đóng góp ý kiến vào sự dự thảo Bộ luật Lao động; tổ chức nhiều hội thảo tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của nội dung văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới vấn đề giới; báo cáo đánh giá tác động có thể hiện nội dung dước góc đọ giới. Hiện nay, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu, tiếp thu thể hiện các nội dung đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động sửa đổi ( đã được Quốc Hội thông qua) gồm: Quy định về cấm phân biệt đối xử với lao động nữ; ghi nhận quyền làm việc trong doanh nghiệp; quy định trách nhiệm đào tạo nghề cho lao động nữ; điều chỉnh chế độ thai sản cho lao động nữ; bảo vệ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ có thai; quyền được lao động trong môi trường an toàn của lao động nữ…..
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, do sự hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới của cán bộ làm công tác tham mưu hoạch định chính sách dấn đến việc triển khai trên thực tế còn nhiều khó khăn, lúng túng và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Các Bộ, ngành địa phương còn chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra sát sao việc các Ban soạn thảo, tổ biên tập nghiên cứu thực hiện quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Nguồn thông tin và cơ sở dữ liệu có tách biệt giới tính đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện, do đó, trong thời gian qua chưa kịp đáp ứng yêu cầu của việc phân tích giới và lồng ghép giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới; Thiếu nguồn lực tài chnhs để khuyến khích các cơ quan thực hiện đầy đủ các quy trình về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm luật; Thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi kỹ năng về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực chuyên môn.
Để việc lồng hgeps vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đạt được kết quả quả cao hơn nữa, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TBamp;XH sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ xây dựng pháp luật; xây dựng mạng lưới các chuyên gia giỏi về lồng ghép giới trong các lĩnh vực nhằm tư vấn cho các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong phạm vi ngành LĐ-TBXH, căn cứ Chương trình xây dựng pháp luật được duyệt Bộ sẽ chỉ đạo các Ban soạn thảo nghiêm túc thực hiện quy định về lồng ghép bình đẳng giới. Để thực hiện tiểu dự án 2 thuộc dự án 2 của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, Bộ cũng sẽ lựa chọn một số dự án Luật để thí điểm thực hiện đầy đủ quy trình lồng ghép giới trong quá trình xây dựng luật.
Nguyễn Thanh Hòa
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Phó chủ tịch UBQG Vì sự tiến bộ Phụ nữ Việt Nam