Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Khó khăn trong truyền thông về Đề án 32 và Đề án 1215 trên các cơ quan báo chí và một số khuyến nghị

25/06/2014

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (gọi tắt là Đề án 32) và Quyết định số 1215/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Đề án Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (gọi tất là Đề án 1215), đến nay 2 Đề án đã đạt được những kết quả đáng kể trên nhiều lĩnh vực, từ việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo về công tác xã hội; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đến việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng, ban hành Kế hoạch truyền thông phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch truyền thông về trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2013- 2020. Đặc biệt, công tác truyền thông về phát triển nghề công tác xã hội và vấn đề trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí đã có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực và hiệu quả.

Có thể nói, thông tin về phát triển nghề công tác xã hội đã được báo chí phản ánh khá thường xuỵên với mật độ tương đối lớn ở hẩu hết các loại hình báo chí, từ báo in đến báo điện tử. Nhiều cơ quan báo chí đã thường xuyên có tin, bài giới thiệu về các chính sách và công tác triển khai Đề án; nhiều báo có ấn phẩm chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục về lĩnh vực này, trong đó tập trung phản ánh về việc triển khai chính sách; cung cấp các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thực hiện ở cơ sở. Cách thức đưa thông tin, tuyên truyền cũng ngày càng có chiều sâu và bài bản hơn, càng về sau càng tổ chức thành các chiến dịch, có hiệu quả và gâỵấn tượng hơn, có tác động quan trọng đến nhận thức của các nhà quản lý và các tẩng lớp xã hội. Cùng với báo chí, hơn 40 cơ sở đào tạo ngành CTXH đều mở những trang web, nỗ lực tuyên truyền cho ngành này để thu hút học sinh, sinh viên.
Có thể nói, trong thời gian qua, báo chí Việt Nam đã làm rất tốt việc tuyên truyền về nghề CTXH, khiến chỉ trong một thời gian ngắn, nghề này đã được nhiều người biết tới, nhiều cơ sở đào tạo đại học chiêu sinh, có hàng ngàn người theo học.
Có 3 yếu tố khiến công tác truyền thông về nghể CTXH đạt hiệu quả:
Thứ nhất, cụm từ "nghề CTXH" mới mẻ, nghe khá lạ tai nên nhiều người muốn tìm hiểu, khám phá. Một số nhà báo, trước khi viết cũng đã tìm hiểu về vấn đề này khá kỹ nên những bài viết của họ có sức lôi cuốn, gây ấn tượng với độc giả.
Thứ hai, các Bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) và các cơ quan chức năng đã biết tạo ra các sự kiện báo chí (các hội thảo khoa học, lễ ký kết hợp tác quốc tế về hỗ trợ phát triển nghề CTXH, công bố Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc tuyên bố thành lập khoa, tổ chuyên môn về ngành CTXH...) để vấn đề này luôn có mặt trên các trang báo.
Thứ ba, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chủ quản của các tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và truyền hình đã chỉ đạo chặt chẽ việc tuyên truyền cho nghề CTXH. Có thể nói, trong thời gian qua, sức mạnh của cả hệ thống chính trị đã được huy động vào việc làm rõ tắm quan trọng của nghể CTXH ở Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả nêu trên, có thể thấy, việc tuyên truyền về Đề án 32, đặc biệt là Đề án 1215 còn nhiều khó khăn, hạn chế:
Một là, việc tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần vẫn còn thiếu trọng điểm, và chưa làm cho một bộ phận xã hội nhận thức đúng tẩm quan trọng của vấn đề này. Mặc dù tuyên truyền khá nhiều nhưng báo chí mới chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đưa tin, phản ánh sự kiện, giới thiệu các quan điểm, chính sách, chưa có những bài tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng cái  hay, thiếu những bài bình luận, chuyên luận mang tính khái quát cao; thông tin trên báo in,  báo nói và báo điện tử là chính; các chương trình truyền hình hấp dẫn về để tài này còn ít, thời điểm phát sóng các chương trình truyền hình về nghề CTXH cũng chưa thực sự phù hợp với đối tượng khán giả. Các tờ báo điện tử lớn cũng thường thiếu vắng các thông tin về nghề công tác xã hội và rối nhiễu tâm trí. Cách thức thể hiện, truyền tải thông tin chưa hấp dẫn đông đảo bạn đọc.  Một số bài viết có chiều sâu thì lại thể hiện chưa tốt về nghiệp vụ nên hiệu quả và tác động xã hội chưa cao. Có nhiều phóng viên, biên tập viên có vốn kiến thức tốt về công tác xã hội nhưng khi thể hiện vẫn chưa rõ nét tác phẩm báo chí. Trong khi đó, đối tượng bạn đọc chính của Đề án 32 và Đề án 1215 là những người yếu thế lại ít tiếp cận được các thông tin về Đề án thông qua báo chí, nhất là báo điện tử.
Một trong những nguyên nhân của hạn chế này đó là khó khăn trong tiếp cận với những thuật ngữ của công tác xã hội chuyên nghiệp cũng như phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho các cơ quan truyền thông tuyên truyền theo trọng điểm, có định hướng nhiều nơi còn chưa đồng bộ.
Việc tận dụng các sự kiện thu hút sự quan tâm của xã hội để nhấn mạnh đến vai trò và ý nghĩa của công tác xã hội chuyên nghiệp, chưa được các cơ quan thông tin, báo chí quan tâm đúng mức. Một số sự kiện bức xúc trong xã hội, các sự kiện tiêu cực, liên quan tới xung đột, tranh cãi, vi phạm pháp luật, hành hạ, ngược đãi,... thường được báo chí phản ánh song thường theo cách nhìn nhận tiêu cực về xã hội mà chưa tạo được sự đồng thuận, lấy ý kiến xã hội để đưa ra các giải pháp khắc phục. Ví dụ: Đối với một vụ việc bạo hành, ngược đãi trẻ em, báo chí đôi khi lại quá tập trung vào các vấn đề nặng về phản ánh, mô tả vô hình chung lại làm tổn thương đến nạn nhân và các đối tượng, nhân vật yếu thế.
Hai là, nội dung thông tin, tuyên truyền về Đề án 1215 còn khá sơ sài và lúng túng. Nguyên nhân một phần cũng là do vấn đề tâm thần và rối nhiễu tâm trí là hiện tượng y học khá phức tạp, có chuyên môn sâu nên không phải nhà báo nào cũng có thể hiểu rõ. Hơn nữa, với người Việt Nam, những vấn đề liên quan đến tâm thần là khá nhạy cảm; nói đến tâm thần, người ta thường nghĩ ngay đến bệnh điên. Điều này cần hết sức tránh và khắc phục trong thời gian tới.
Ba là, việc phối hợp giữa các cơ quản quản lý Nhà nước với các cơ quan báo chí cũng còn có những hạn chế nhất định, tính chủ động chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Ngược lại, các cơ quan báo chí thường trông chờ về nội dung, đề tài tuyên truyền từ các cơ quan có trách nhiệm nên chưa thực sự chủ động trong phát hiện vấn đề và tổ chức tin, bài liên quan đến việc vận động phát triển nghề công tác xã hội.
Bốn là, kinh phí dành cho các cơ quan báo chí thực hiện việc tuyên truyền, vận động và truyền thông về phát triển nghể công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng động còn hạn chế.
Truyền thông đối với phát triển nghề công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí là hết sức quan trọng, có tác động to lớn đến nhận thức, hành động của cá nhân, tổ chức, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc tiếp nhận, hiểu và thực hiện. Do vậy, để tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phát triển nghề công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng động, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan thông tin, báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí:
-  Lãnh đạo các cơ quan báo chí trong phạm vi, tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của mình, cần quan tâm hơn nữa đến mảng công tác xã hội và vấn đề phát triển nghề công tác xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, có kế hoạch, chỉ đạo, giám sát, cử phóng viên, biên tập viên chuyên theo dõi mảng này; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông nhằm tăng cường sự tác động cùng chiều đến sự phát triển lĩnh vực công tác xã hội; chú trọng truyền thông những vấn đề nổi cộm đang thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển mạng lưới công tác xã hội, đặc biệt ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số...
-   Đối với các nhà báo, phóng viên, biên tập viên được phân công theo dõi chuyên sâu về mảng công tác xã hội cần tự trang bị hoặc được đào tạo, bồi dưỡng các nhóm kiến thức về nghề công tác xã hội, đồng thời có thể tận dụng tối đa ưu thế của internet và các trang mạng xã hội để "lôi kéo" các nhà hoạch định chính sách, bạn bè, các nhóm công tác xã hội... vào cuộc và khai thác đề tài cho phong phú và hấp dẫn; chịu khó đi cơ sở để có thể nắm bắt thông tin từ thực tiễn.
-   Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí (Ban Tuyên giáoTrung ương, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam) cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu hơn về lĩnh vực này; tạo điểu kiện ủng hộ và cơ chế tốt cho các cơ quan truyền thông.
Thứ hai, đề nghị Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) và các đối tác có liên quan xây dựng và cung cấp các kế hoạch truyền thông cụ thể với nhiều hình thức khác nhau từ việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí đến xây dựng, tổ chức các chủ để và chương trình truyền thông có tính định hướng cao gắn với từng giai đoạn cụ thể theo nội dung của Đề án 32 và Đề án 1215 nhằm tránh việc tuyên truyền dàn trải, không sâu sắc và không nêu bật được những yếu tố cần thiết của từng giai đoạn. Đồng thời thường xuyên, chủ động mời phóng viên báo chí tới tham dự các cuộc hội thảo, đi tìm hiểu thực tếở các Trung tâm CTXH, Trung tâm điều trị, nuôi dưỡng người bệnh tâm thần, Trung tâm Bảo trợ Xã hội để họ có thể hiểu rõ hơn vấn đề cần tuyên truyền. Tiếp tục bố trí một khoản kinh phí hợp lý cho việc truyền thông về nghề CTXH và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí cũng như tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao các kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ nhà báo viết về CTXH trong thời gian tới.
ThS. Bùi Văn Trạch - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội
Xem