Những năm qua, nhờ vận hành linh hoạt các thể chế chính sách, Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng nước nghèo, kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Bối cảnh hội nhập và những vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình phát triển
Những năm qua, nhờ vận hành linh hoạt các thể chế chính sách, Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng nước nghèo, kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội cũng được đặt ra song hành, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội . Tuy vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia vào nền kinh tế thị trường mặc dù đạt được nhưng thành công đáng khích lệ nhưng cũng bộc lộ những hạn chế khó khăn, thách thức:
-
Kinh tế thị trường tác động đến phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội và bất bình đẳng về mức sống và cơ hội phát triển vẫn có xu hướng gia tăng, đây là vấn đề có tính quy luật ở nhiều quốc gia, vấn đề đặt ra là không phải chỉ có yếu tố thu nhập của dân cư do tăng trưởng kinh tế mang lại mà cả trong quá trình tái phân phối thu nhập cũng làm cho bất bình đẳng gia tăng, điều này dường như đi ngược lại mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
-
Vấn đề dân chủ chưa được thưc hiện triệt để, nhiều vấn đề dân chưa được biết, được bàn, được tham gia giám sát và mặt khác cũng lại chưa được tổ chức, quản lý thực hiện tốt dẫn đến một số phần tử cơ hội lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ, gây nhiễu thông tin phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tính minh bạch trong quản lý chưa được đề cao.
-
Phân cấp, phân quyền và trao quyền cho người dân chưa được hiểu đúng và thực hiện tốt do lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Nhiều vấn đề cần được phân cấp chưa được thực hiện triệt để hoặc có phân cấp nhưng lại đi kèm các thủ tục phiền hà, dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ, đầu cơ trục lợi, chạy chức chạy quyền... Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, tính tư lợi của con người ngày càng tăng, cùng với việc cải cách thể chế còn chậm nên tình trạng tham nhũng và thiếu trách nhiệm xảy ra khá phổ biến. Một số giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có nguy cơ giảm sút do tác động của kinh tế thị trường.
-
Mô hình tổ chức và phương thức quản lý xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa được xác định rõ ràng, còn biểu hiện lúng túng. Xã hội xuất hiện nhiều thị trường ảo như nhà ở, đất đai, tín dụng.. .gây lãng phí và thiệt hại cho xã hội; Thủ tục hành chính ngày càng phức tạp và cản trở việc tiếp cận của người dân đến chính sách hiện hành của Nhà nước
-
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và gắn kết xã hội chưa đồng bộ, hiệu quả, vẫn có biểu hiện thiên lệch về tăng trưởng kinh tế. Nhiều khu công nghiệp được hình thành vội vàng, thiếu tính khả thi dẫn đến tình trạng lãng phí đất sản xuất nông nghiệp, tình trạng người dân mất đất sản xuất chưa được bảo đảm an toàn về an sinh xã hội.
Những thách thức trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Trong gần 30 năm phát triển kinh tế thị trường ngành LĐ-TBXH đã đạt được những kết quả rất ấn tượng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy những thách thức đang đặt ra cũng rất phức tạp cụ thể như sau:
-
Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực, tỷ lệ qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ đào tạo còn bất cập, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn chưa có hướng khắc phục dẫn đến sử dụng lẵng phí nguồn nhân lực; lợi thế giá nhân công rẻ bị mất dần, dạy nghề chưa gắn với việc làm và còn biểu hiện lãng phí.
-
Nhận thức về thị trường lao động chưa đầy đủ, quản lý thị trường lao động kém hiệu quả, dự báo cung – cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức;Thất nghiệp vẫn ở mức cao, nhất là nhóm tuổi trẻ và khu vực thành thị, khu vực nông thôn vẫn còn tình trạng thiếu việc làm và tình trạng di dân thời vụ ở nông thôn ra thành thị ngày càng có xu hướng tăng cao gây nên sức ép lớn về dịch vụ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, nước sạch vệ sinh môi trường, giao thông....
-
Chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài thấp, đã phần là lao động phổ thông; Có biểu hiện tiêu cực trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người lao động làm việc ở nước ngoài như chưa thực hiện nghiêm túc hợp đồng lao động, ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của lao động Việt Nam còn thấp. Tỷ lệ lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm còn cao, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Rủi ro về xã hội đối với gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài cũng khá cao nhưng chưa được nhận thức đầy đủ.
-
Tiền lương, tiền công, quan hệ lao động ở một số nơi chưa thật sự lành mạnh, dẫn đến đình công, tranh chấp lao động vẫn xảy ra, đặc biệt là tại các đô thị, khu công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do sức ép về việc làm, thu nhập, đời sống hàng ngày nện một bộ phận người lao động chưa được thực sự bình đẳng trong quan hệ lao động trong việc thương lượng tiền công, tiền lương với người sử dụng lao động; Vai trò của tổ chức công đoàn trong khu vực tư nhân còn hạn chế, chưa giúp được gì nhiều đối với người lao động.
-
An toàn lao động vẫn chưa được thực hiện tốt, tại nạn lao động nói chung, tai nạn lao động chết người nói riêng và bệnh nghề nghiệp vẫn chưa có biểu hiện giảm; nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định và đầu tư cho công tác bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Ý thức của người lao động trong việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động còn hạn chế do thói quen nông dân vốn có trong họ đã nhiều năm.
-
Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện so với tổng lực lượng lao động còn thấp; Tỷ lệ người đóng bảo hiểm xã hội so với người hưởng bảo hiểm xã hội có xu hướng giảm dần và khá nhanh; Tinh trạng trốn, nợ, chậm nộp bảo hiểm xã hội vẫn còn phổ biến; tính bển vững về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội chưa cao nhất là quỹ hưu trí, quỹ tử tuất; cơ chế tài chính về mức hưởng lương hưu và mức đóng bảo hiểm cho quỹ lương hưu chưa phù hợp, chưa minh bạch, còn có sự nhận thức chưa đúng về lương hưu hưởng theo mức đóng và phần trợ cấp xã hội của nhà nước khi lương hưu chưa bảo đảm mức sống tối thiểu của người nghỉ hưu.
-
Đời sống một bộ phận người có công vẫn còn khó khăn trong khi đó, chính sách người có công vẫn mang tính tình thế, chắp vá, còn nhiều kẽ hở trong việc thực hiện. Nhận thức vể người có công cũng mới chỉ giới hạn đối với nhóm có công với cách mạng trước 1975 mà chưa quan tâm đến nhóm có công xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau ngày đất nước thống nhất, măt khác việc ghép chính sách đối với con người có công trong chính sách người có công cũng tỏ ra chưa hợp lý và làm phức tạp thêm khi xây dựng chính sách đối với người có công ví dụ như chính sách đối với người nhiễm chất độc đi-ô xin...
-
An sinh xã hội cho người làm công ăn lương, cho những người hưởng chế độ hưu trí, người có công, người thu nhập thấp, người nghèo và đặc biệt là an sinh xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hôi chưa được bảo đảm vững chắc và chưa thật sự dựa vào cách tiếp cận giải quyết mang tính hệ thống, đồng bộ, chưa tạo được mô hình mái nhà an sinh xã hội phù hợp vể độ bao phủ, mức hưởng hoặc mức trợ cấp, còn lúng túng trong việc vận dụng về cơ chế bao cấp và cơ chế thị trường; Chính sách cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn chồng chéo dẫn đến thực thi hiệu quả chưa cao, đối tượng rò rỉ nhiểu, chi phí quản lý tốn kém hơn.
-
Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác này. Một số quyền của trẻ em theo quy định của Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc chưa được thực hiện tốt, nhất là quyền được bảo vệ, quyển tham gia. Tinh trạng xâm hại, bạo lực, bóc lột, ngược đãi, buôn bán, sao nhãng trẻ em vẫn chưa có xu hướng giảm, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp; nhiều nhu cẩu của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được đáp ứng. Bất bình đẳng về cơ hội phát triển, tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các nhóm trẻ em vẫn có xu hướng gia tăng; Đẩu tư cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước nhưng chưa được coi trọng và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có;
-
Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích thương mại, tình trạng nghiện ma túy, mại dâm vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả phòng ngừa, giáo dục, chữa trị cho các đối tượng mại dâm, nghiện ma túy chưa cao, các chính sách giải pháp trợ giúp hòa nhập cộng đồng chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của các nhóm đối tượng.
-
Bất bình đẳng giới vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực mặc dù công tác bình đẳng giới đã được quan tâm hơn và đưa vào quản lý nhà nước; nhận thức vể bình đẳng giới vẫn còn nhiều hạn chế, việc thực thi pháp luật vể bình đẳng giới còn lúng túng.
Để giải quyết những thách thức nêu trên, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của tất cả các ' cấp, các ngành và cộng đồng, có những vấn để thách thức phải do Nhà nước giải quyết, song có vấn để thách thức đòi hỏi cộng đồng xã hội, các tổ chức kinh tế- xã hội, dòng họ, người thân và bản thân đối tượng cùng tham gia giải quyết. Chỉ có sử dụng sức mạnh tổng hợp ấy, chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức trong khoảng thời gian ngắn nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.
TS. Nguyễn Hữu Hải