Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.

10/03/2014

Trong công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 8%/năm, tỷ lệ nghèo giảm nhanh còn hơn 9% . Hệ thống chính sách an sinh xã hội từng bước được hoàn thiện, bảo đảm quyền lợi của người dân, đặc biệt quan tâm đến người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Đối tượng tham gia và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội được mở rộng, đa dạng về hình thức và gia tăng về qui mô; dân cư vùng nông thôn đã bước đầu chủ động phòng ngừa, đối phó, giảm thiểu và khắc phục có hiệu quả những rủi ro để ổn định cuộc sống

Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy ra, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, chất lượng việc làm không cao, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng; giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững; độ  bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và mức hỗ trợ còn thấp, khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng chưa cao, năng lực phòng, ống và quản lý rủi ro của người n còn thấp, nguồn lực cho an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước.

 

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là đi đôi với phát triển kinh tế- xã hội phải bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các bộ, ngành chức năng phải rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về người có công với cách mạng và an sinh xã hội, tăng cường hiệu quả và hiệu lực của hệ thống pháp luật, trong đó chú trọng chính sách đặc thù đối với đổng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đáo. Việc xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn bộ người  dân, trước mắt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương;   phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội đa dạng, nhiều tầng lớp, bảo đảm mức sống tối thiếu cho người dân; Phát triển hệ thống an sinh xã hội dựa trên quyền được an sinh của người dân và phù hợp với khả năng ngân sách của Nhà nước nhằm mục tiêu hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...

 

Lắng nghe ý kiến của người dân, kiến nghị của các tổ chức xã hội, với sự tham mưu của Bộ ngành chức năng, ngày 21 /10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách trợ giúp xã hội, góp phần nâng cao mức sống, giảm thiểu những khó khăn cho đối tượng chính sách xã hội. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã được Quốc hội khoá XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua là đạo luật cơ bản thể hiện quan điểm của Đàng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta.

 

Tuy vậy, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội cũng còn một số vấn để đặt ra, đó là: Hiện nay, độ tuổi hưởng mức trợ cấp BTXH đối với nguời cao tuổi (NCT) không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng theo mục c, Điểm 2 Điểu 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP còn cao, cấn sửa đổi cho phù hợp. Bởi những người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên hiện nay là nhân chứng lịch sử trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, do phải tham gia vào cuộc kháng chiến nên họ không có cơ hội tích luỹ vật chất cho tuổi già nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Nếu do điều kiện kinh tế khó khăn chưa giải quyết được đồng loạt thì Chính phủ xem xét giải quyết trước cho những NCT ở miền núi, biên giới, biển đảo, NCT. dân tộc ít người, độ tuổi nên giảm từ 80 tuổi theo qui định hiện nay xuống 75 tuổi

 

Thêm vào đó, cả nước hiện nay còn gần 100 ngàn NCT chưa được hưởng chính sách BHXH của Nhà nước do họ không còn giấy tờ, hồ sơ liên quan. Việc giải quyết vấn đề này không khó như chính sách đối với người có công, chẳng hạn xác nhận độ tuổi không khó, xác nhận người không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng cũng không khó, xác nhận họ thuộc hộ gia đinh nghèo cũng không khó, chỉ cần các bộ, ngành chức năng thống nhất có văn bản hướng dẫn là thực hiện được, càng chậm trễ bao nhiêu thì nhiều NCT không có cơ hội được hưởng chính sách Ưu đãi của Nhà nưởc.

 

Để các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách người có công, đối tượng chính sách xã hội, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp:

 

Thứ nhất, thực hiện đẩy đủ, kịp thời các chính sách đối vớingười có công, đối tượng chính sách xã hội

Trước hết, các cơ quan chức năng, chính quyền ở cơ sở cần theo dõi chặt chẽ tình hình đời sống người có công, đối tượng chính sách xã hội để hỗ trợ kịp thời những gia đình gặp khó khăn đột xuất, trợ cấp khó khăn đối vài cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp. Chủ động đối phó với tình hình thiếu lương thực và khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh, thành phố, nhất là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, nước biển dâng; hướng dẫn các địa phương chủ động bám sát tình hình, tổ chức cứu trợ kịp thời cho những gia đình thiếu đói, sử dụng các nguồn kinh phí của địa phương, nguồn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn tài trợ khác đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả.

 

Tăng cường các chương trình trợgiúp xã hội để hỗ trợ các thiếu hụt về thu nhập của người nghèo kinh niên và các đối tượng xã hội; đổi mới mô hình và hình thức cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội; nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, quản lý và giám sát đối tượng trợ giúp xã hội; nâng cao năng lực của người dân đối phó với rủi ro đột xuất.Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội và xem xét điều chỉnh mức chuẩn để tính mức trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hoà nhập cộng đồng; huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội trợ giúp các đối tượng.

 

Củng cố, quy hoạch và phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cácTrung tâm chữa bệnh-giáo dục-lao động và xã hội. Đi đôi với đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, nhân viên, kinh phí để nâng cao khả năng tiếp nhận thêm đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về giáo dục; chú trọng đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng mã số an sinh xã hội để phát triển hệ thống thông tin về chính sách an sinh xã hội; xây dựng bộ chỉ số an sinh xã hội quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; định kỳ hàng nám xây dựng báo cáo quốc gia về an sinh xã hội và báo cáo đối với các nhóm đặc thù, nhất là dân tộc thiểu số và giới;

 

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 80/ NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo;Tiếp tục thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có điều chỉnh. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Y tế theo hướng khuyến khích người cận nghèo và người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế; tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước vế bảo hiểm y tế; Xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ làm cơ sở xác định các đối tượng và mức chuẩn của các chính sách an sinh xã hội.

 

Đổi mới nội dung hỗ trợ người nghèo; hoàn thiện việc theo dõi, qiám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điểu kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng. Tiến tới đổi mới căn bản chính sách trợ giúp xã hội, giảm dần chỉnh sách hỗ trợ cho không kém hiệu quả, tạo sức ì, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, chuyển dần sang hình thức cho vay, cho mượn không lãi suất, thậm chí đến thời điểm nhất định thì xóa nợ tạo sự năng động, sáng tạo, ý chí không cam chịu đói nghèo của chính người dân.

 

Thứ ba, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng dễ bị tổn thương và vùng đặc thù

Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. Tăng cường khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương; góp phần giúp đối tượng thoát nghèo, hoà nhập cộng đồng, xã hội và ổn định cuộc sống. Tiếp tục ưu tiên nguồn lực của Nhà nước đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng gắn với hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp; nâng cao chất lượng đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, nâng cao thu nhập và tham gia thị trường lao động

Tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm trình Quốc hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triền thị trường lao động; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Nghiên cứu thí điểm và tiến tới nhân rộng đế án chuơng trình việc làm công. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề; cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các dự án phải dừng, giãn tiến độ đề có các giải pháp kịp thời tạo điều kiện cho người lao động mất việc nhanh chóng tìm được việc làm; theo dõi chặt chẽ tình hình lao động đang làm việc ở nước ngoài, kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo quyển lợi hợp pháp và an toàn cho người lao động. Theo dõi tình hình tiền lương, thu nhập của người lao động; nghiên cứu đề xuất giải pháp để cải thiện tiền lương, thu nhập để người lao động bớt khó khăn trong điều kiện lạm phát, giá cả sinh hoạt tăng cao; giảm nguy cơ tranh chấp lao động.

 

Thứ năm, hoàn thiện chính sách, hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Xã hội theo hướng đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, khuyến khích nông dân và người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội; hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả và tính bến vững của quỹ bảo hiểm xã hội; Tổ chức tốt việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm nhanh chóng đưa người lao động trở lại thị trường lao động. Từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Thí điểm chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhẳm đảm bảo đời sống của người dân và duy trì sản xuất. Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 

Do nền kinh tế đất nước còn khó khăn, hậu quả các cuộc chiến tranh còn nặng nề, do đặc điểm địa lý hàng năm nước ta phải hứng chịu từ 8 đến 10 cơn bão, đặc biệt tiềm lực kinh tế của người dân còn rất khiêm tốn, thu nhập thấp, chưa có tích lũy nhiều về vật chất; đối tượng người có công, chính sách xã hội rất lớn...Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội quốc gia theo hướng mở rộng độ bao phủ và xã hội hóa, các loại hình bảo hiểm phải hướng tới toàn dân như BHXH toàn dân, BHYT toàn dân mới đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người dân; mở rộng và phát triển các loại hình Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, phương tiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kể cả vui chơi giải trí mới thỏa mãn nhu cẩu xã hội và nhanh chóng khắc phục hậu quả rủi ro. Hệ thống An sinh xã hội phát triển không chỉ đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của người dân mà còn góp phần cho đất nước ổn định và phát triển bền vững.

Xem