Những bước tiến quan trọng trong công tác bảo trợ xã hội

3/1/2014 12:00:00 AM

Bảo trợ xã hội là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội và là một tiêu chí được cộng đồng quốc tế sử dụng đánh giá tiến bộ và công bằng xã hội cùa một quốc gia. Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2013, lĩnh vực bảo trợ xã hội đã có những thành công nhất định về cơ chế, chính sách và kết quả hoạt động


Trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh, công tác bảo trợ xã hội gặp phải nhiều khó khăn, song Đảng và Nhà nước vẫn tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống chính sách bảo trợ xã hội. Luật Người cao tuồi, Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện. Ngày 21/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thay thế Nghị định 67/2007/ NĐ-Cp' Nghị định 13/2010/NĐ-CP. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thế chế hoá đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi, người khuyết tật, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

 

Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, năm 2013, cả nước hiện có trên 2,5 triệu người được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, tăng gần 7% so với năm 2012, với tống kinh phí chi trả hơn 7.121 tỳ đổng, trong đó có gẩn 64 nghìn trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi; 95,6 nghìn người cao tuổi cô đơn; hơn 1,4 triệu người người từ 80 tuổi trở lên; trèn 700.000 người khuyết tật nặng; 190.737 người tâm thần; 117.226 người nghèo đơn thân nuôi con; 15.297 nguời, gia đình nuôi trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi; 5.465 gia đình có từ 2 người khuyết tật nặng trở lên; 3.459 người nhiễm HIV/AIDS... Trong cả nước đã có 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách, chủ động nâng mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội cao hơn mức quy định của Chính phủ như Hà Nội (mức 350.000 đóng/tháng), Bình Dương (340.000 đống/tháng), Quàng Ninh (300.000 đổng/ tháng)... Hầu hết các địa phương đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án "Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020"; xây dựng mô hình trợ giúp và thí điểm dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật; chủ động rà soát, lập danh sách người cao tuổi thuộc diện chúc thọ, mừng thọ và tặng quà; rà soát, bổ sung người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội, nhất là người từ đủ 80 tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định.

 

Thực hiện công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đống, năm 2013, ngân sách trung ương đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần cho 5.000 cán bộ, nhân viên. Từ nguổn hỗ trợ đó đã có 7 tỉnh đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới Trung tâm trợ giúp, phục hồi chức năng cho người tâm thần; 6 tỉnh trang bị cho Cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí các thiết bị thiết yếu. Cùng với đó, Bộ đã hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; phối hợp với một số tỉnh, thành phố khảo sát thực hiện mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và triển khai thí điểm mô hình tại Hà Nội, Quảng Ninh; khảo sát thực hiện mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và triển khai thí điểm thực hiện mô hình tại Quảng Ninh, Thanh Hoá.

 

Đối với lĩnh vực công tác xả hội, được sự hỗ trợ kinh phí từ trung ương. Đến nay, 11 trường cao đẳng, đại học đã đào tạo được 12.125 cán bộ trình độ đại học, 1.092 cán bộ trình độ cao đẳng và 7.024 cán bộ trình độ trung cấp công tác xã hội hệ dài hạn; Hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh/thành phố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 30.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội; tổ chức đào tạo hệ vừa làm, vừa học, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho khoảng 13.000 người (tính đến 31/12/2012). Về đào tạo ngắn hạn, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo 135 giảng viên dạy nghề công tác xã hội cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước; đào tạo 4 lớp 160 cán bộ, quản lý công tác xã hội cấp cao tại 2 miền Nam-Bắc; đào tạo 25 giảng viên nguổn công tác xã hội cho các trường đại học của Việt Nam; hàng năm tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác xã hội cho khoảng 300 đại biểu là cán bộ ngành Lao động -Thương binh và Xã hội.

 

Riêng trong năm 2013, các tinh, thành phố đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội cho 5.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội và đào tạo tại chức hệ vừa làm, vừa học cho 2.625 cán bộ, nhân viên công tác xã hội; đào tạo 150 giảng viên dạy nghề công tác xã hội cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước; đào tạo cho 160 cán bộ, quản lý công tác xã hội cấp cao tại 2 miền Nam-Bác; tập huấn vế nghiệp vụ công tác xã hội cho 300 đại biểu là cán bộ ngành Lao động-Thương binh và xã hội; 13 tỉnh đang triển khai sửa chữa, nâng cấp mô hình Trung tâm công tác xã hội; 4 tinh đã tiến hành xây dựng mới mô hình Trung tâm công tác xã hội trên cơ sở kinh phí hỗ trợ của trung ương.

 

Trong công tác giảm nghèo, các chính sách tiếp tục phát huy tác dụng, hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, người nghèo. Trong năm 2013, đã bố trí trên 14,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 14 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên; Hỗ trợ trên 6.500 tỷ đống để thực hiện miễn giảm học phí cho trên 2 triệu lượt học sinh hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi. Bố trí 1.517 tỳ đóng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện các chính sách đặc thù trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ như chăm sóc, giao khoán và bảo vệ rừng; chính sách khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang; chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các huyện nghèo; Tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyên nông, khuyến lâm, khuyển ngư... Tính từ đầu năm 2009 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã cho 225 ngàn hộ vay với kinh phí 1.122 tỷ đóng phát triển kinh tế gia đình. Trong 04 năm (2009-2012) tại cấp huyện đã đáu tư 364 cóng trình giao thông, 72 trường trung học phổ thông; 07 trường dân tộc nội trú huyện; 13 trung tâm dạy nghề tổng hợp; 07 công trình bệnh viện huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực... Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8 - 2%/năm (từ 9,6% xuống còn 7,8-8%); riêng tỳlệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013). Nhìn chung, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ xã hội, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp cận tốt hơn các nguổn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội cơ bản, qua đó từng bước ổn định và nâng cao đời sống.

Bên cạnh việc đó, công tác cứu trợ đột xuất cũng được tiến hành kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Năm 2013, trên địa bàn cả nước xảy ra 15 cơn bão, 4 đợt áp thấp nhiệt đới, 207 đợt lóc xoáy, mưa đá, dông sét, trong đó có các cơn bão lớn là bão số 5, 6, 8, 10, 11,14 và 15 đã ảnh hưởng trực tiếp đén khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Các tỉnh bị thiệt hại nặng gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẫng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Đăk Lăk, Đồng Tháp,... Thiên tai đã làm 313 người chết, mất tích, 1.150 người bị thương, 862.536 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi, 67.392 ha lúa và 193.285 ha hoa màu bị ngập úng, hư hại; làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.Tổng thiệt hại ước tính trên 23.700 tỷ đống.

Theo thống kê, tính đến ngày 29 Tết Giáp Ngọ, các địa phương đã cấp phát 13.494 tán gạo cho nhân dân ăn Tết và dự kiến sổ gạo sẽ cấp phát cứu đói giáp hạt sau Tết là 4.694 tấn. Trong đó, có 11 tỉnh đã cấp toàn bộ số gạo cứu đói trước Tết Nguyên Đán như Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị... ; 03 tỉnh cấp gạo cả trước và sau Tết là Quảng Bình (đợt 1 cấp 2.190 tán, đợt 2 sau Tết cấp 1.200 tấn), Phú Yên (đợt 1 cấp 232 tấn, đợt 2 sau Tết cấp 444 tán), Đắk Lắk (đợt 1 cấp 686 tán, đợt 2 sau Tết cáp 200 tấn); cỏ 02 tỉnh sau Tết mới nhận gạo để cứu đói giáp hạt là: Sơn La (2.120 tấn), Lai Châu (730 tấn).

 

Thực hiện chì đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo báo cáo nhanh của các địa phương, 100% các tinh, thành phố đã thực hiện trợ giúp dịp Tết cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội bằng tiến hoặc bằng gạo. Trong đó, có 44 tỉnh, thành phố hỗ trợ tiền ăn Tết cho hộ nghèo với tổng số tiền khoảng 485 tỷ đồng cho 808.581 hộ nghèo và 959.651 đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó ngân sách cấp tỉnh 400 tỷ đổng, ngân sách cấp huyện 28 tỷ, nguồn vận động xã hội hóa 57 tỳ đóng. Mức hỗ trợ phổ biến là 200.000đ, 300.000 đ/hộ. Một số tỉnh có điều kiện ngân sách như TP. Hồ Chí Minh có mức hỗ trợ 700.000đ/hộ; Bà Rịa-Vũng Tàu, Điện Biên mức 600.000đ/hộ; Đồng Nai 550.000đ/hộ; Ninh Bình, Hải Phòng, Long An mức 500.000đ/hộ. Thấp nhất là Nghệ An, Hà Nam mức 100.000đ/hộ. Có 27 tỉnh trợ giúp gạo cứu đói cho người nghèo với tổng số gạo là 16.827 tấn, cứu đói cho trên 1 triệu nhân khẩu, chủ yếu loại hình hỗ trợ1 tháng gạo ăn tết, mức 15 kg/ ng/tháng, trong đó,Trung ương hỗ trợ13.494 tấn, địa phương hỗ trợ 2.951 tấn,vận động xã hội hóa 382 tấn gạo.

 

Với mục tiêu trong năm 2014 là 100% các đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách xã hội liên quan, người dân có thể chủ động phòng chống, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai, hạn chế các tác động xấu của thiên tai, phát triển nghề công tác xã hội rộng khắp cả nước và quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội đáp ứng tốt nhu cầu trợ giúp đối tượng, công tác bảo trợ xả hội đang tập trung thực hiện một số nhiệm vụtrọng tâm:

 

Một là,thực hiện kịp thời chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi và các chính sách trợ giúp xã hội khác. Cụ thể đối với người cao tuổi sẽ tập trung xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về Luật và văn bản hướng dẫn thi hành, xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, tổng hợp cơ sở dữ liệu về người cao tuổi; xây dựng tài liệu nghiệp vụ về công tác người cao tuổi và tập huấn cán bộ cơ sở; kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dán thi hành Luật ở một số địa phương.

 

Đối với người khuyết tật, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Luật trên cả nước, trong đó tập trung vào những chính sách mới có hiệu lực như xác định mức độ khuyết tật; cấp giấy xác nhận khuyết tật. Nghiên cứu đề xuất thay đổi chính sách hiện hành đối với người khuyết tật trong các Nghị định và Thông tư mà các Bộ, ngành ban hành thời gian qua. Xây dựng tiêu chí môi trường tiếp cận cho người khuyết tật làm việc, tạo điểu kiện thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật. Thực hiện Đé án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 năm 2014: tập huấn hướng dẫn thực hiện khung giám sát và khung truyền thông vế người khuyết tật; nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; tập huấn cho cán bộ, nhân vièn và cộng tác viên vé chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; nghiên cứu và xây dựng các mô hình trợ giúp người khuyết tật tại 20 xã/ phường; thí điểm dạy nghé gấn với tạo việc làm cho người khuyết tật tại 10 tỉnh/thành phố...

 

Hai là, thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xâ hội giai đoạn 2011- 2020 với nhiệm vụ: nghiên cứu, quy hoạch và phát triển mạng lưới các dịch vụ bảo trợ xã hội; đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề về công tác xã hội; cán bộ quản lý về công tác xã hội cho các địa phương; xây dựng, hoàn thiện giáo trình đào tạo và dạy nghề công tác xã hội hệ vừa học vừa làm; giáo trình Cao đảng, Trung cấp nghề công tác xã hội; tưyên truyền nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội; nghiên cứu, xây dựng mô hình công tác xã hội tại một SỐ địa phương như Cần Thơ, Vinh Long, Lào Cai, Hà Nam, Ninh Bình...

 

Ba là, thực hiện Đề án 1215 vé trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020: Xây dựng, chương trình, tài liệu tập huấn giảng viên nguổn cho các tình, thành phố; xây dựng tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, thông tin để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân về bảo trợ xã hội và phục hối chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; hỗ trợ các trung tâm thuộc Bộ xây dựng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, gồm:Trung tâm Phục hói chức năng trẻ tàn tật Thụy An; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng; Trung tâm Phục hổi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật; Trung tâm Điều dưỡng, phục hối chức năng tâm thần Việt Trì; Trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng; phối hợp với Bộ Ké hoạch- Đầu tư thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng mới tại các tinh, thành phố theo quy hoạch đã được duyệt.

 

Bốn là, triển khai Đé án Châm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012- 2015 thông qua việc thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Quảng Ninh, Thanh Hóa và một số địa phương khác; nghiên cứu xây dựng mô hình cơ sở chăm sóc và trợ giúp trẻ em bị tự kỷ; truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

 

Năm là,trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, trong đó tiếp tục xây dựng thí điểm mô hình trung tâm y tế xã tại 7 tinh, xây dựng mô hình mới tại 3 tỉnh Quàng Trị, Thừa Thiên- Huế và Hà Tĩnh; xây dựng trung tâm y tế khu vực phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn.