Hà Tây Nỗ lực hoàn thành xác nhận NCC với cách mạng 3 thời kỳ

12/14/2004 5:20:00 PM

Cũng như nhiều địa phương khác trên phạm vi cả nước, công tác hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng 3 thời kỳ ở Hà Tây những năm qua cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song với tinh thần trách nhiệm cao, trong bốn năm qua các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc xác nhận người có công với cách mạng 3 thời kỳ trên địa bàn Tỉnh.


Trước hết, cần phải khẳng định rằng, việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ là nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cơ quan. Song ở Hà Tây do sổ sách, tài liệu, hồ sơ theo dõi không đầy đủ, cán bộ đảm nhiệm nhiệm vụ này ở một số nơi ít hiểu biết về lịch sử, quá khứ, nên việc nắm bắt số liệu, tình hình cụ thể ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là sự phối hợp giữa các ngành liên quan như: Lao động - TB&XH, Quân sự, Công an, Đoàn thanh niên ở một số nơi chưa chặt chẽ… Đối với cán bộ Lao động - TB&XH ở cấp xã, phường, thị trấn thường là kiêm nhiệm, không có định biên, lại thường thay đổi nhiều qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhiều người mới tiếp nhận công việc, lúng túng trong việc triển khai tổ chức thực hiện dẫn đến tình trạng chưa nắm rõ và giải thích được các quy định về chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người có công; khả năng hướng dẫn làm thủ tục xác nhận cho nhân dân còn yếu, gây nên những thắc mắc không cần thiết ở cơ sở. Nhận thức được những khó khăn trên, Sở Lao động - TB&XH với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước với người có công. Từ năm 2001, UBND tỉnh đã có Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đề ra kế hoạch chỉ đạo về thực hiện; cùng nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách đối với người có công, để chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các huyện, thị xã và cơ sở triển khai thực hiện việc xác nhận người có công với cách mạng 3 thời kỳ. Để hoàn thành việc xác nhận người có công đúng thời gian quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ LĐ - TBXH, Sở Lao động - TB&XH Hà Tây đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tập trung vào một số nội dung cụ thể như: Kiện toàn Ban chỉ đạo ở các xã, phường, thị trấn; tiến hành các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách ở cơ sở; chỉ đạo thôn, xóm, cụm dân cư rà soát, phát hiện lập danh sách người có công với cách mạng. Sau đó, Ban chỉ đạo tổ chức họp xét duyệt, kết quả xét duyệt được lập thành danh sách đề nghị công nhận là người có công với cách mạng, niêm yết tại trụ sở thôn, xã, nơi công cộng, thông báo công khai trên đài truyền thanh, sau 15 ngày không có ý kiến khác, tổng hợp danh sách, hồ sơ báo cáo BCĐ huyện, thị xã. Những trường hợp không đủ điều kiện đề nghị công nhận thì phải có kết luận và thông báo cho đối tượng hoặc gia đình biết ngay. Ngoài ra, Sở LĐ - TBXH đã phối hợp với Bộ CHQS, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và đề nghị xác nhận đối tượng thuộc thẩm quyền. Cuối năm 2001, Sở LĐ - TBXH Hà Tây đã tổng hợp số lượng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh báo cáo về Bộ LĐ - TBXH là 2.361 người trong đó đề nghị xác nhận 1343 liệt sĩ, 644 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, 102 cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa, 272 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Do số lượng đề nghị xác nhận NCC ngày càng tăng, nên để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xác nhận NCC trong 3 thời kỳ theo chỉ đạo của Trung ương, trong những năm qua, Sở LĐ - TBXH đã tham mưu với Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề với UBND các huyện, thị xã nhằm đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, đặc biệt trong năm 2004, Sở đã tham mưu với Ban chỉ đạo thành lập 3 tổ công tác liên ngành đi đôn đốc 6 huyện (Ba Vì, Quốc Oai, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hoài Đức) là những địa phương có diện tồn đọng chính sách lớn. Xác định việc xác nhận người có công là vấn đề nhạy cảm đối với xã hội nên trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, ngành LĐ - TBXH đã phối hợp với Báo Hà Tây, Đài PTTH đăng tải nhiều tin bài về chủ trương giải quyết tồn đọng chính sách sau chiến