Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

TIỀN LƯƠNG

 Lạng Sơn: 1.880 người tìm được việc làm

Lạng Sơn: 1.880 người tìm được việc làm

28/07/2009
Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, đến giữa tháng 6/2009, tổng số người mất việc làm do các doanh nghiệp cơ cấu lạo sản xuất đã tìm lại được việc làm trong và ngoài tỉnh là 1.880 người.
Bắc Giang:  Trên 9.746 lao động được tạo việc làm mới

Bắc Giang: Trên 9.746 lao động được tạo việc làm mới

13/07/2009
Bắc Giang: Trên 9.746 lao động được tạo việc làm mới Theo tin từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, 6 tháng đầu năm 2009, với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội, Bắc Giang đã giải quyết việc làm cho trên 9.746 lao động, đạt 41% kế hoạch năm, trong đó có 1.118 người đi xuất khẩu lao động.
Đồng Nai: Giải quyết nợ lương đối với 252 lao động ở Công ty Duballo do chủ bỏ trốn

Đồng Nai: Giải quyết nợ lương đối với 252 lao động ở Công ty Duballo do chủ bỏ trốn

13/07/2009
Thực hiện công văn số 2513 ngày 7-4-2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc giải quyết chế độ cho người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, vừa qua, cuộc họp giữa Sở LĐ-TB&XH và Sở Tài chính đã bàn giải quyết các chế độ chính sách cho 252 lao động bị mất việc làm tại Công ty Duballo do chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Thành phố Hồ Chí Minh: 6 tháng đầu năm 2009 giải quyết việc làm cho hơn 129 nghìn lao động

Thành phố Hồ Chí Minh: 6 tháng đầu năm 2009 giải quyết việc làm cho hơn 129 nghìn lao động

10/07/2009
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 129.053 lao động, đạt 47,79% so với kế hoạch, trong đó lao động có việc làm ổn định là 103.913 người, chiếm 80,51% so với số lao động được giải quyết việc làm (so với cùng kỳ năm 2008 tăng 4,79%). Số chỗ làm việc mới được tạo ra là 51.325 chỗ làm, chiếm 42,77% kế hoạch (giảm 4,53% so với cùng kỳ năm 2008). Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố đã đưa được 867 người đi làm việc ở nước ngoài (trong đó lao động của thành phố là 93 người).
Giải pháp giải quyết việc làm ở Quảng Trị

Giải pháp giải quyết việc làm ở Quảng Trị

09/07/2009
6 tháng đầu năm 2009 toàn tỉnh Quảng Trị đã giải quyết được việc làm cho trên 4.000 lao động, đạt 47% kế hoạch năm và bằng 95% so với cùng kỳ năm trước. Ứớc tính, năm 2009, tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho 8.245 người.
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động

06/07/2009
Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết việc làm cho 15.640 lao động, đạt 46% kế hoạch; đào tạo nghề hệ trung cấp cho 1.250 người; hệ sơ cấp nghề là 3.500 người (trong đó đào tạo nghề cho nông dân và người nghèo là 2.500 người).
Quảng Trị:  Trên 4.000 lao động được giải quyết việc làm

Quảng Trị: Trên 4.000 lao động được giải quyết việc làm

02/07/2009
Bước vào năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thu hẹp sản xuất, kinh doanh, cắt giảm nhân công. Tình trạng lao động mất việc làm diễn ra ở nhiều nơi. Để thúc đẩy các giải pháp tạo việc làm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tập trung xây dựng chỉ tiêu và triển khai kế hoạch giải quyết việc làm cho các địa phương, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động.
Cần thiết lập cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp

Cần thiết lập cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp

01/07/2009
Khi bàn về vấn đề trả lương trong các doanh nghiệp (DN), người ta thường đề cập đến bài toán phân chia “miếng bánh lợi ích” giữa giá trị thặng dư thuộc người sử dụng lao động và phần tiền lương cho người lao động. Lợi ích kinh tế và những lợi ích liên quan đều được cả hai bên hướng tới, tất yếu họ sẽ vận dụng mọi loại “vũ khí’’ để đạt được mục đích. Vũ khí của DN là sa thải công nhân, ép buộc họ phải chấp nhận mức lương thấp trong điều kiện thị trường dư thừa lao động, còn vũ khí của người lao động (NLĐ) lại là đình công, bế xưởng… Điều này giải thích tại sao trong số gần 2500 vụ đình công ở nước ta trong khoảng thời gian từ 1995 trở lại đây, có tới 90% xuất phát từ nguyên nhân tiền lương.

Chung nhan Tin Nhiem Mang