Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

11/05/2009

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng đã có sự đổi mới về nhận thức và phương pháp tiếp cận, trước đổi mới các chính sách trợ giúp được xây dựng dựa trên truyền thống văn hoá và lòng nhân ái của dân tộc; sau này hệ thống chính sách trợ giúp được xây dựng với cách tiếp cận dựa vào nhu cầu của trẻ em; từ 2005 trở lại đây, các chính sách trợ giúp được xây dựng từng bước tiếp cận dựa vào quyền của trẻ em, quyền con người.

• Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em hoàn cảnh đặc biệt Chính sách và chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên cho những trẻ em này được Nhà nước ban hành từ năm 1996 và đã được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, ngày 13 tháng 4 năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định về chế độ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó hầu hết trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em bị HIV/AIDS... đều được hưởng trợ cấp với mức tối thiểu là 120 nghìn đồng và cao nhất là 360 nghìn đồng và ước tính có khoảng 130 nghìn em, trong đó ở cộng đồng 120 nghìn em và ở trung tâm bảo trợ xã hội khoảng 10 nghìn em; đồng thời có khoảng 10 nghìn em được sống trong các gia đình chăm sóc thay thế; ngoài chế độ trợ cấp các em còn được trợ giúp về y tế và giáo dục. • Chính sách trợ giúp giáo dục Vấn đề học tập của trẻ em đặc biệt khó khăn đã được đề cập đến trong Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991) có qui định tại Điều 11: "Trẻ em là con liệt sĩ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học”. Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trong đó đối tượng được hưởng bao gồm: (i) Học sinh là con liệt sỹ; (ii) Học sinh là con thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; (iii) Học sinh là người tàn tật; (iv) Học sinh mồ côi, học sinh dân tộc thiểu số; (v) Học sinh thuộc diện hộ nghèo. Thực hiện các chính sách về hỗ trợ giáo dục nêu trên, hàng năm có trên 3 triệu học sinh được miễn giảm học phí và được cấp vở viết, cho mượn sách giáo khoa và hàng chục nghìn em được cấp học bổng với kinh phí lên đến 300 tỷ đồng/năm và có xu hướng ngày càng tăng. Trong 7 năm qua (2001-2007), hệ thống giáo dục trẻ em khuyết tật đã được hình thành, đến nay 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã hình thành ban chỉ đạo giáo dục trẻ em khuyết tật từ cấp tỉnh đến cấp huyện và tính đến năm 2006 trẻ em khuyết tật đi học chiếm tỷ lệ 24,22% so với tổng số trẻ em khuyết tật. Giáo dục hoà nhập cho TEKT cũng đạt kết quả tốt thu hút khoảng 230 nghìn trẻ em khuyết tật. • Chính sách về y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng Để chăm sóc sức khoẻ cho những người nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, từ năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/CP về việc thu một phần viện phí. Năm 2002 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, Trong đó người nghèo nói chung và trẻ em nghèo nói riêng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Tiếp đó, Chính phủ cũng có nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban hành kèm theo điều lệ Bảo hiểm y tế, trong đó, xác định trẻ em nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được cấp thẻ BHYT với mệnh giá như đối tượng bắt buộc tham gia BHYT; quyền lợi khám chữa bệnh được mở rộng, nhất là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; và gần đây, với chính sách miễn phí khám chữa bệnh cho toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi đã giúp cho nhóm trẻ em nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận với y tế ngày càng thuận lợi hơn và chất lượng cũng khá hơn. • Chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm Bộ Tài chính và Uỷ ban BVCS TE (trước đây) đã có thông tư số 69/TTLB liên tịch ngày 04/10/1997 "Hướng dẫn nội dung và định mức chi của chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em", bên cạnh đó cũng có một số chính sách, chương trình khác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong việc học nghề, tạo việc làm; tuy nhiên, trên thực tế, số trẻ em được hỗ trợ kinh phí chưa nhiều do ngân sách của chương trình còn hạn hẹp. Bên cạnh chính sách hiện hành, Nhà nước cũng có các chương trình, dự án trợ giúp trẻ em hoàn cảnh đặc biệt học nghề, tạo việc làm như Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề hàng năm cũng bố trí kinh phí dạy nghề cho người khuyến tật trong đó
Xem