Ngành xây dựng hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả sản xuất xi măng, vật liệu chịu lửa); quản lý nhà và công trình đô thị.
Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Hầu hết các chức danh ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có trong ngành xây dựng. Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao. Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trình làm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫn đến điều kiện lao động luôn thay đổi. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phải thực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trải rộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn. . Với tính đa dạng của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông, vận chuyển...), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm...). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc bão...), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn...
Trong những năm gần đây, ngành Xây dựng đã có tốc độ tăng trưởng cao. Từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong lĩnh vực xây lắp là trên 150%, lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng là 116%. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có thể thắng thầu nhiều công trình, đơn đặt hàng, giữ vững nhịp độ tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, hầu hết các đơn vị đều phải đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. Trong lĩnh vực xây lắp, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ mới với thiết bị hiện đại có tính năng tự động hoá và năng suất lao động rất cao. Việc sử dụng dụng các loại cần cẩu tháp, cần trục, máy nâng hạ trong thi công nhà cao tầng, giàn giáo thép… đã góp phần đáng kể giảm nhẹ sức lao động và đảm bảo an toàn cho người lao động. Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng cũng đã có những thay đổi đáng kể. Hầu hết các nhà máy xi măng do Trung ương quản lý đều có công nghệ lò quay với trình độ tự động hoá cao. Nhờ đó, môi trường lao động đã được cải thiện, gánh nặng ở các khâu phụ trợ được giảm bớt, đóng góp thiết thực vào việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Cùng với việc đầu tư các công nghệ, thiết bị hiện đại, có tính an toàn cao ở các doanh nghiệp, kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật Lao động, ngành Xây dựng đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn cũng như ban hành các qui chế, qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn... nhằm cụ thể hoá các chương, điều có liên quan đến ATVSLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ. Một số quy định cụ thể liên quan đến công tác bảo hộ lao động mà Bộ đã đề ra và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đề cao trách nhiệm của các đơn vị đối với tính mạng, sức khoẻ của người lao động là:
- Kiện toàn Hội đồng Bảo hộ Lao động của các Tổng công ty, công ty trong đó có phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên. Các TCT Nhà nước và Công ty Nhà nước độc lập có sử dụng từ 1000 lao động trở lên phải thành lập một phòng hoặc ban an toàn lao động, đơn vị sử dụng dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về bảo hộ lao động, các đơn có từ 300 đến dưới 1000 lao động, doanh nghiệp thi công trên nhiều địa bàn phải có ít nhất từ 2 đến 3 cán bộ. Những người này phải có hiểu biết về kỹ thuật, qui trình công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình, am hiểu pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động.
- Các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động đúng qui định của Nhà nước. Trên cơ sở kết quả phân loại, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động, tuyệt đối không được sử dụng lao động không đủ sức khoẻ, lao đ