Kết luận của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX đã chỉ rõ: Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công phải gắn với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, bảo đảm các yếu tố cân đối vĩ mô của nền kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị- xã hội. Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với cải cách hành chính và phải được tiến hành từng bước, đồng bộ với việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính, biên chế và trả lương ở khu vực sự nghiệp. Tách dần chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Theo đó, một trong những nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương là giải quyết bất hợp lý về lương hưu khi cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công (gọi tắt là cải cách chính sách tiền lương) đối với những người đang nghỉ hưu. Về nội dung này được tập trung giải quyết với những bước đi cụ thể sau:
- Một là, tiếp tục giải quyết bất hợp lý về lương hưu đối với người về hưu trước tháng 9/1985 và trước tháng 4/1993 so với người về hưu từ tháng 4/1993 trở về sau.
- Hai là, khi mở rộng quan hệ tiền lương mới (tối thiểu- trung bình- tối đa) từ 1- 1,78- 8,5 lên 1- 2,34- 10, thực hiện điều chỉnh lương hưu đối với người về hưu trước tháng 10/2004 đảm bảo mối tương quan hợp lý về lương hưu của người về hưu trước và sau tháng 10/2004.
- Ba là, điều chỉnh lương hưu khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu.
Các nhiệm vụ trên đang từng bước được triển khai thực hiện theo lộ trình đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu của Đề án cải cách chính sách tiền lương.
Thực hiện điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2003, theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ đã quy định tăng mức lương hưu lên 46% đối với người nghỉ hưu trước tháng 9/1985; 42% đối với người nghỉ hưu từ tháng 9/1985 đến trước tháng 4/1993 và tăng 38,1% mức lương hưu đối với người về hưu từ tháng 4/1993 trở về sau.
Để giải quyết mức chênh lệch về lương hưu giữa những người về trước và sau tháng 4/1993, từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ đã điều chỉnh mức lương hưu của tất cả những người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 lên 7%. Riêng đối với người nghỉ hưu là lực lượng vũ trang giữ chức vụ lãnh đạo hưởng lương theo quân hàm khi nghỉ hưu, ngoài mức tăng thêm 7% còn được điều chỉnh tăng thêm 2% mức lương hưu hiện hưởng.
Kết quả 2 lần điều chỉnh theo các Nghị định nêu trên, lương hưu của người nghỉ hưu một bước được cải thiện và giải quyết được mối tương quan về sự chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu giữa các thời kỳ. Cụ thể, thực hiện Nghị định 03/2003/NĐ-CP đã có gần 1,3 triệu người về hưu được điều chỉnh với mức lương hưu bình quân trên 638.000 đồng/tháng. Và có trên 1,04 triệu người về hưu trước tháng 4/1993 được điều chỉnh mức lương hưu theo Nghị định 31/2004/NĐ-CP của Chính phủ với tổng kinh phí tăng thêm cả năm 2004 theo dự kiến là trên 540 tỷ đồng.
Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thực hiện chế độ tiền lương mới.
Trong Đề án cải cách chính sách tiền lương, quan hệ tiền lương mới được điều chỉnh từ mối tương quan 1- 1,78- 8,5 như hiện nay theo mối quan hệ mới 1- 2,34- 10. Thực hiện quan hệ tiền lương tối thiểu- trung bình- tối đa này, các mức lương trung bình và thấp sẽ được nâng lên, có lợi cho số đông cán bộ công nhân viên chức. Với mức lương có hệ số trung bình sẽ được tăng bình quân 31,5% còn mức lương có hệ số tối đa, mức điều chỉnh tăng bình quân là 17,5%. Mức tăng này không đồng đều và khác nhau khi người lao động có hệ số lương khác nhau.
Theo lộ trình của cải cách chính sách tiền lương, việc thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ áp dụng kể từ ngày 01/10/2004 đồng thời với việc điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu nhằm một bước cải thiện đời sống của người về hưu và đảm bảo mối tương quan hợp lý về lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau tháng 10/2004.
Một trong các cơ sở để xác định mối tương quan trên là lương hưu của người về hưu tính theo chế độ tiền lương mới được thực hiện theo các quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1997 của Chính phủ trong đó mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương của 60 tháng cuối cùng trước khi nghỉ hưu, với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/10/2004 trở đi, tính theo