Ngày 02/7/2009, Bộ Y tế phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức họp báo hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7. Đến dự có ông Nguyễn Bá Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Quyền Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam; đại diện các bộ, ban ngành, các cơ quan thông tấn báo chí.
Năm nay, kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, để lại những hệ quả đáng lo ngại và khó lường. Những người phải gánh chịu nặng nề từ cuộc khủng hoảng này chính là phụ nữ và trẻ em gái. Nếu không nhanh chóng hành động trên cơ sở quyền con người để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất thì cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ tạo ra một vòng xoáy dẫn đến nạn nghèo đói trầm trọng hơn. Chính vì vậy, chủ đề của Ngày Dân số Thế giới năm nay đã được Liên hợp quốc xác định là “Đối phó với khủng hoảng kinh tế: đầu tư cho phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt”. Theo thống kê, hiện nay, toàn thế giới có khoảng 6,7 tỷ dân, nhưng mỗi năm, cả thế giới mất khoảng 15 tỷ đô – la Mỹ giá trị sản phẩm vì nửa triệu phụ nữ chết khi mang thai và sinh con và 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong. Thế nhưng, để cứu sống họ, thế giới chỉ mất khoảng 6 tỷ đô – la để đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết. Như bà Thoraya Ahmed Obaid, Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã kêu gọi: “Tất cả các nhà lãnh đạo hãy dành ưu tiên về chính trị và phát triển cho sức khoẻ và quyền của phụ nữ. Đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái sẽ xây dựng một thời kỳ không những chỉ để khôi phục kinh tế mà còn phát triển kinh tế lâu dài nhằm giảm đói nghèo và sự không công bằng. Không có sự đầu tư nào sáng suốt hơn là đầu tư cho phụ nữ trong những thời điểm khó khăn”. Thứ trưởng Nguyễn Bá Thuỷ cho biết, trong những năm qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai về tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số - sức khoẻ sinh sản. Nhờ đó, quy mô gia đình ít con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã đạt mức sinh thay thế, góp phần giảm bớt sức ép về gia tăng dân số, đảm bảo an ninh chính trị, anh sinh xã hội, tạo cơ hội cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận thuận tiện và hiệu quả hơn các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ khác. Việt Nam còn được Liên hợp quóc đánh giá là một quốc gia đạt được nhiều tiên sbộ trong việc thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu số 5 về sức khoẻ bà mẹ là phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ xuống còn 60 ca chết trên 100.000 ca đẻ sống, tăng tỷ lệ ca sinh được sự hỗ trợ của nhân viên y tế được đào tạo, giảm các tai biến sản khoa, giảm các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và tặng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình từng bước được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đó là quy mô dân số lớn khoảng 86,5 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mức sinh đã giảm nhưng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững; mật độ dân số cao gấp 6 lần trung bình thế giới; tỷ số giới tính khi sinh đã vượt mức bình thường (112 nam/100 nữ); tình trạng di dân tăng nhanh, dân số lưu động ngày càng lớn và diễn biến phức tạp; chỉ số phát triển con người (HDI) dù được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn cao; các yếu tố về tầm vóc, thể lực, chiều cao, cân nặng và sức bền của thanh thiếu niên còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực; tình trạng bệnh dịch, nhất là nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm HIV/AIDS còn cao; tư tưởng mong muốn chọn giới tính nam khi sinh con vẫn nhiều… Ông Bruce Campbell cũng đã nhấn mạnh rằng Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 về sức khoẻ bà mẹ được coi là trọng tâm của 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nếu chúng ta không giảm những cái chết bi thương và không cần thiết của các bà mẹ bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được và khong đảm bảo tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người thì chúng ta sẽ khôg thể đạt được các mục tiêu khác đã đề ra. Nhâ