Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Kể từ khi đưa lao động sang Malaysia (tháng 4/2002 đến nay), chúng ta đã đưa khoảng 80.000 lao động sang Malaysia làm việc

20/08/2004

Kể từ khi đưa lao động sang Malaysia (tháng 4/2002 đến nay), chúng ta đã đưa khoảng 80.000 lao động sang Malaysia làm việc, đạt kỷ lục từ trước đến nay vào một thị trường trong thời gian ngắn.

Mặc dù đi với số lượng lớn, trong thời gian ngắn nhưng lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh trong công việc, bước đầu tạo được vị thế của lao động ta ở thị trường này. Tình hình việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam tại Malaysia nhìn chung ổn định, trong đó lao động làm việc ở các nhà máy sn xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt. Thu nhập bình quân của lao động đạt khoảng 170 - 220 USD/tháng, lao động xây dựng khá hơn khoảng 250 - 280 USD/tháng (gồm cả tiền làm thêm giờ), sau khi trừ các chi phí người lao động còn khoảng 130 - 200 USD/tháng. Mức thu nhập này tuy không cao so với các thị trường lao động Đông Bắc á, nhưng có thể chấp nhận được đối với người lao động. Cho đến nay đã có 82 DN được phép đưa lao động vào Malaysia, nhìn chung các doanh nghiệp đều đưa ký hợp đồng và đưa lao động vào Malaysia. Một số doanh nghiệp đã ký và đưa được số lượng lao động khá lớn, tổ chức quản lý tốt, ít để xảy ra vấn đề phát sinh như: TRAENCO, SONA, TRANSINCO, TRACIMEXCO, COOPIMEX … Việc mở ra thị trường lao động Malaysia đã đưa chủ trương đẩy mạnh XKLĐ thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần vào công tác xã hội hoá XKLĐ, tạo điều kiện cho phần lớn lao động khu vực nông thôn, lao động nghèo khó thuộc đối tượng chính sách được đi làm việc ở nước ngoài, góp phần vào chương trình giải quyết việc làm, xoá đói gim nghèo cho người dân và ổn định an ninh xã hội ở địa phương. Một số tồn tại Tuy nhiên bên cạnh kết qu nói trên, XKLĐ sang Malaysia thời gian qua còn có một số tồn tại. Đó là: - Khả năng cung ứng lao động của ta còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng của bạn. Đặc biệt trong thời gian gần đây sau một loạt tình trạng người lao động thiếu và mất việc làm và phải về nước trước thời hạn trong lĩnh vực xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người lao động cũng như trong xã hội. Nhiều lao động đã được tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng, hoặc có calling visa nhưng bỏ không đi làm việc ở Malaysia nữa. Mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp ký được các hợp đồng với các điều kiện làm việc và thu nhập khá nhưng không thể tuyển được nguồn vì tâm lý người lao động vẫn còn e ngại về việc làm và thu nhập ở Malaysia. - Một số quy định và hướng dẫn các điều kiện hợp đồng ký với Malaysia chưa phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Vì vậy một số hợp đồng được ký theo quy định nhưng khi thực hiện thì lại áp dụng theo thông lệ của thị trường dẫn đến sự bất đồng, tranh chấp giữa các bên. Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, hợp đồng ký 8 giờ/ngày, làm thêm giờ trả 150% lương cơ bản, nhưng thông thường chủ sử dụng yêu cầu người lao động làm 10 giờ/ngày, trong đó 2 giờ làm thêm chỉ được tính 100% lưng cơ bản, từ giờ làm việc thứ 11 trở đi chủ sử dụng mới tính 150% lưng cơ bản. - Đối với doanh nghiệp XKLĐ: Có doanh nghiệp không kiểm tra khảo sát cụ thể nhà máy, xí nghiệp, công trường, phụ thuộc toàn bộ vào giới thiệu của công ty môi giới dẫn đến khi ký kết hợp đồng không sát với tình hình thực tế ở nơi làm việc. Việc tuyển chọn lao động còn thông qua các tổ chức, cá nhân trung gian, cò mồi, hứa hẹn mức thu nhập cao ở Malaysia, làm cho người lao động phi chi phí một khon khá lớn, nhưng khi đến Malaysia thì thực tế thu nhập thấp, điều kiện làm việc, sinh hoạt không như mong đợi, gây bất mãn cho người lao động. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp đã nhận lao động do DN XKLĐ khác chưa được phép đưa lao động sang Malaysia để tuyển chọn, đào tạo và thu tiền, đến khi có vấn đề phát sinh thì người lao động không biết dựa vào DN nào để giải quyết và bảo vệ cho mình. Ngoài ra, vấn đề đại diện quản lý lao động của doanh nghiệp không được thừa nhận hợp pháp ở Malaysia và không có visa dài hạn đã hạn chế việc cử đại diện cũng như hoạt động của đại diện doanh nghiệp XKLĐ tại Malaysia. Thêm vào đó, một số đại diện doanh nghiệp yếu về
Xem