Lò đào tạo bất đắc dĩ

8/20/2004 5:03:00 PM

Chẳng công ty nào muốn bỏ công sức ra đào tạo nguồn nhân lực để rồi những người được đào tạo bỏ đi nơi khác làm việc. Doanh nghiệp nhà nước cũng vậy


Tuy nhiên, bất cập về cơ chế tiền lương và nhiều lý do khác đã khiến doanh nghiệp nhà nước trở thành lò đào tạo bất đắc dĩ cho các thành phần kinh tế khác. Tốt nghiệp đại học kinh tế TPHCM loại trung bình vào năm 1994, nhờ quen biết nên cùng năm đó, Long được nhận vào làm việc tại văn phòng một Tổng công ty thuộc Bộ Công Nghiệp. Vốn lanh lợi, lại có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, Long nhanh chóng được tín nhiệm và đề bạt làm trợ lý tổng giám đốc chuyên lo giao dịch với các nhà cung cấp nguyên vật liệu Châu Âu. Con đường sự nghiệp của Long ở Tổng công ty đang mở ra trước mắt thì đột nhiên anh nộp đơn xin nghi việc và chuyển sang làm nhân viên ở văn phòng đại diện một tập đoàn công nghiệp của Đức tại TPHCM. Cùng đi với anh còn có hai cán bộ phòng kinh doanh đã từng gắn bó với tổng công ty gần mười năm nay. Một người bạn tỏ ý tiếc cho anh, nhưng Long lại lắc đầu:”Làm ở đó lưng thấp quá”. “Lưng thấp!”. Đó là nguyên nhân của tình trạng chảy máu chất xám trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Chủ tịch hội đồng qun trị một tổng công ty nhà nước khẳng định như vậy. Nhưng vì sao các doanh nghiệp nhà nước không thể tăng lương cho các cán bộ có năng lực của mình để hạn chế tình trạng này? Ông nói:”Hiện nay không có luật nào cấm doanh nghiệp nhà nước trả lưong cao cho một số người tài giỏi. Nhưng trong một môi trường mà mọi người lâu nay quen với cách trả lương theo chức vụ và thâm niên, chứ không theo năng lực công tác, người ta khó chấp nhận việc một số người hưởng lương vượt trội hơn những người khác. Nhất là khi người đó lại không có chức vụ nào hoặc làm ở vị trí thấp hơn những người khác trong công ty”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động theo cơ chế tập thể, bất kỳ thành qủa nào cũng được xem là nỗ lực của tập thể. Do vậy giám đốc không dễ dựa vào thành tích đó để tăng lương cho người này mà không tăng lương cho người khác, hoặc tăng cho bộ phận này mà bộ phận khác không được tăng. Giám đốc một công ty cơ khí kể lại khong năm 1995-1996 doanh nghiệp rơi vào thời kỳ khó khăn, hàng làm ra bán không được nên thu nhập của công nhân cũng giảm, giữa lúc ấy một kỹ sư giỏi của công ty xin nghỉ việc. “ Công ty của chúng tôi không thể để mất người này”, ông nói, “ vì vậy tôi quyết định trả cho anh ta mức lương cao hơn cả giám đốc của tôi để giữ anh ta lại”. Nhưng sau quyết định đó ông đã phải nhận bao nhiêu lời chỉ trích từ các cán bộ của công ty. Thậm chí ông còn bị một số lãnh đạo của công ty, là cấp trên của ông, phê bình. Thực ra thu nhập trong công ty nhà nước chưa hẳn đã thấp. xét con số tuyệt đối, lương của cán bộ kỹ thuật và nhân viên gián tiếp của doanh nghiệp quốc doanh không thể bằng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu xét trong tương quan với cường độ và năng suất lao động thì thu nhập ở công ty quốc doanh chưa hẳn thấp. Hầu hết những người đang làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài thừa nhận , họ được trả lương cao gấp 3-4 lần hồi còn ở công ty quốc doanh, nhưng bù lại cũng phi làm việc cao hơn với cường độ cao hơn 3-4 lần. Thật ra, quỹ lương của các doanh nghiệp nhà nước không nhỏ. Thậm chí, nếu tính tiền lương trên giá thành đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương trong nhiều doanh nghiệp nhà nước còn cao hơn công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở cùng ngành nghề. Vấn nạn của các doanh nghiệp nhà nước là bộ máy nhân sự quá cồng kềnh, năng suất và cường độ lao động lại thấp. Nếu có thể làm cho bộ máy trở nên tinh gọn và nâng cao năng suất lao động, doanh nghiệp nhà nước có thể cải thiện được chế độ tiền lương và qua đó hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám. Muốn cải tổ được chế độ nhân sự thỉ phải cho một số lượng lớn nhân viên nghỉ việc. Nhưng việc này hầu như không thể thực hiện vì nó vượt quá thẩm quyền của giám đốc. Lương tuy quan trọng nhưng nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám trong doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề phe cánh, mâu thuẫn nội bộ cũng làm cho nhiều nhân tài của công ty không phát huy được khả năng và phải dứt áo ra đi. Bên cạnh đó chỉ có nh